Khởi nghiệp: dám nghĩ dám làm để thành công

Thứ hai, 11/09/2017

Với tinh thần khởi nghiệp, những thanh niên mạnh dạn đổi mới suy nghĩ, nhanh nhạy nhìn ra thị trường tiềm năng và đứng lên sau thất bại; họ đã khởi nghiệp thành công, đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân và xã hội.

Với tinh thần khởi nghiệp, những thanh niên mạnh dạn đổi mới suy nghĩ, nhanh nhạy nhìn ra thị trường tiềm năng và đứng lên sau thất bại; họ đã khởi nghiệp thành công, đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân và xã hội.

1. Khởi nghiệp từ chiếc ổ khóa và bài học phá sản nhanh kỷ lục

Sở hữu cà triệu USD chỉ sau 6 tháng khởi nghiệp, nhưng Hoàng Tuấn Anh, 33 tuổi, cũng là doanh nhân trẻ phá sản nhanh kỷ lục. Tuy nhiên, thất bại đã cho Tuấn Anh bài học quý giá để làm lại từ đầu và nhanh chóng trờ lại ngôi triệu phú, thống lĩnh thị trường khóa điện tử.
 
Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam cho biết, Tuấn Anh sinh ra trong một gia đình khá giả ở TPHCM, năm 2000, du học tự túc Australia. Đam mê kinh doanh từ nhỏ và mở công ty từ năm 18 tuổi, Tuấn Anh đã tận dụng mọi cơ hội kiếm tiền.

Năm 2007, Tuấn Anh tốt nghiệp ngành kĩ sư xây dựng nhưng chưa vội về Việt Nam mà ở lại tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. Một lần, tình cờ biết Chính phủ Australia sắp triển khai chương trình hỗ trợ tấm cách nhiệt miễn phí cho người dân trong hai năm, trị giá khoảng 2 tỷ AUD, Tuấn Anh vô cùng hứng thú.



Vượt qua rất nhiều đối thủ cạnh tranh, cuối cùng, công ty của Tuấn Anh là một trong 5 đơn vị tại Australia được cung cấp sản phẩm này. Doanh nhân 8X chia sẻ, lúc đó sản phẩm này rất “hot”, một căn nhà anh có thể lời 500 - 1.000 AUD. Công việc suôn sẻ đến mức chỉ trong 6 tháng đầu tiên, ông chủ trẻ đã có trong tay cả triệu đô.

Đang có rất nhiều dự định thì đùng một cái, chính phủ Australia quyết định tạm ngưng chương trình hỗ trợ dân sinh này do nhiều đơn vị thi công khác làm việc không hiệu quả. Hợp đồng nhập hàng đã ký kết, đối tác triển khai cũng đã thỏa thuận xong... giờ tất cả “đổ sông đổ biển” khiến chàng trai trẻ khủng hoảng cả về vật chất lẫn tinh thần. “Dù được chính phủ Australia bồi thường thiệt hại, tôi vẫn rơi vào phá sản. Cảm giác lúc đó thật trống rỗng”, Tuấn Anh kể.

“Thất bại là mẹ thành công”, Tuấn Anh rút ra được nhiều kinh nghiệm và nhảy sang thị trường khóa điện tử. Theo Tuấn Anh, khóa điện tử là thị trường nghìn tỷ đồng mà các doanh nghiệp Việt bỏ quên nhiều năm qua. Hầu hết người Việt vẫn đang dùng khóa cơ mà chưa quen sử dụng khóa điện tử, ngoại trừ một số công trình lớn như khách sạn, resort. Tìm hiểu thị trường trong nước, Tuấn Anh nắm được chỉ có vài doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm này nhưng sản lượng cũng chưa nhiều. Hơn nữa, thị trường này bị chiếm lĩnh bởi các thương hiệu nước ngoài.

Theo xu thế phát triển chung là tiếp cận các dự án mới xây dựng, Tuấn Anh thành lập công ty Vũ Trụ Xanh với vai trò phân phối độc quyền khóa điện tử PHGLock (Australia). Ngoài ra, Tuấn Anh còn âm thầm phát triển hệ thống bán lẻ từ năm 2010. Sau bảy năm đầu tư, Tuấn Anh xem như đã thống lĩnh phân khúc bán lẻ mặt hàng này với 300 đại lý trên toàn quốc. Hiện tại, mỗi năm công ty bán ra ít nhất 50.000 sản phẩm, với mức giá thấp nhất là 2 triệu đồng và cao nhất gần 40 triệu đồng mỗi sản phẩm. Giai đoạn 2010 – 2015, doanh thu công ty chỉ tăng trưởng khoảng 20%/năm. Nhưng từ năm 2015 đến nay, việc đầu tư vào hệ thống bán lẻ đã giúp doanh số hàng năm của công ty tăng gấp đôi.

“Chúng tôi đang hướng đến nhiều hơn đối tượng khách hàng doanh nghiệp, khách sạn, khu chung cư, tòa nhà...” - Tuấn Anh nói và cho biết mục tiêu của công ty trong năm nay là cán mốc doanh thu 100 tỷ đồng.

2. Khởi nghiệp từ ốc sên

Năm 2010, Đỗ Phan Nam Tiến (SN 1981) lên đường sang Pháp học tiếp ngành luật sau một thời gian tham gia công tác tại Thành Đoàn TPHCM và rèn luyện trong môi trường quân ngũ.  



Nơi xứ người, Tiến có dịp thưởng thức món ốc sên bơ tỏi đút lò, món ăn được xem là ngon bậc nhất ở Pháp. Sau lần “tận hưởng” đặc sản tuyệt vời ấy, chàng trai Việt quyết tìm hiểu sâu về thành phần món ăn hảo hạng này.

Trực tiếp tham quan, tìm hiểu tại các trang trại nuôi cấy giống ốc này tại Pháp, cùng với thông tin vốn khá hạn chế về con ốc Pháp qua sách vở, anh Tiến thấy loài động vật thân mềm này hoàn toàn có thể nuôi được ở Việt Nam. Dự án xây dựng trang trại ốc Pháp được hình thành từ những ngày đó.

Trực tiếp tham quan, tìm hiểu tại các trang trại nuôi cấy giống ốc này tại Pháp, cùng với thông tin vốn khá hạn chế về con ốc Pháp qua sách vở, anh Tiến thấy loài động vật thân mềm này hoàn toàn có thể nuôi được ở Việt Nam. Dự án xây dựng trang trại ốc Pháp được hình thành từ những ngày đó.

Đỗ Phan Nam Tiến cho biết, con ốc Pháp sống được trong điều kiện nhiệt độ từ 5-250C. Điều đặc biệt là khi đem về Việt Nam, giống ốc này có thể nuôi được 3 lứa/năm, trong khi ở Pháp chỉ nuôi được 1 lứa. Hiểu rõ được nguy cơ ốc chết đến 80% trong một lứa nuôi nếu không tuân thủ đầy đủ mọi biện pháp kỹ thuật, anh Tiến kiên trì tiếp thu mọi tiêu chuẩn khắt khe nhất nhằm mục tiêu tối ưu hóa từng bước trong các quy trình kỹ thuật một khi đã vận hành hệ thống trang trại. 

Theo tính toán của anh Tiến, khi đã xây dựng trang trại và tiến hành sản xuất, sản lượng dự tính sẽ đạt khoảng 1 tấn/ tháng khi bắt đầu nuôi và tăng lên khoảng 500-700 tấn/ năm vào 2 năm sau đó. Tiến ước tính năng suất có thể đạt trung bình 100 tấn/ ha/ lứa nuôi từ 4 đến 5 tháng. Bước đầu sản phẩm hướng đến 5 món và nâng dần dần lên khoảng 30 món ăn, có thể chế biến tại các nhà hàng Âu, gia đình, món làm sẵn tại siêu thị,... Khi đó, chỉ riêng việc nuôi, chế biến ốc sẽ thu hút 20 - 30 nhân công là kỹ sư chăn nuôi, trồng trọt và lao động phổ thông.

3. Đưa du khách về bản 

Những thanh niên 9x người dân tộc Thái ở xã Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai, Sơn La) đã mạnh dạn vay vốn thành lập HTX Thủy sản và Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai (HTX) để phát huy tiềm năng du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La.


 

Đánh thức tiềm năng du lịch bản nghèo

Sinh ra và lớn lên ở Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai), Là Văn Phong (SN 1993, giám đốc HTX) tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh, Khoa Kinh tế của Trường Đại học Tây Bắc năm 2014. Nhận thấy tiềm năng du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La thích hợp tổ chức các tour du lịch cộng đồng, Phong cùng những người bạn trong bản: Điêu Đức Trọng, Tòng Văn Sương, Lù Văn Bình (những sinh viên đã tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhau ở Trường Đại học Tây Bắc, Đại học Thái Nguyên) thành lập nhóm Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai vào cuối năm 2015.

Phong cho biết, từ nhỏ đã thích làm kinh doanh và đi du lịch. Huyện Quỳnh Nhai có vùng hồ thủy điện Sơn La mênh mông với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, ruộng bậc thang thơ mộng. “Khi học đại học, mình có ý tưởng ra trường sẽ phát triển du lịch sinh thái ở lòng hồ thuỷ điện quê nhà. Năm 2016, nhóm góp vốn thành lập HTX Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai để phát triển kinh tế, làm giàu trên thế mạnh sẵn có”, Phong nói.
 
Nhớ lại những ngày đầu lên ý tưởng thành lập HTX, Phong kể: Nghe con trai nói kinh doanh du lịch ở hồ thủy điện gần nhà, gia đình Phong phản đối quyết liệt. “Các thành viên trong HTX thuộc thế hệ 9x nên để thuyết phục gia đình ủng hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chúng mình phải nhờ thầy giáo chủ nhiệm là Phó Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Tây Bắc tới nhà thuyết phục mới được phụ huynh đồng ý”, Phong nhớ lại.

HTX hiện cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ: Thiết kế tổ chức tour du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La; cho thuê thuyền du lịch lòng hồ, hướng dẫn viên và nuôi trồng, chế biến thủy hải sản. Để mở tour du lịch lòng hồ, HTX liên kết với các nhà nghỉ, nhà hàng và nhà dân làm dịch vụ homestay. “Vốn khởi nghiệp của HTX lúc đầu là 20 triệu đồng. Hạn hẹp về kinh tế, nhóm gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức tour, phải thuê thuyền của dân. May mắn hiểu các địa danh, lịch sử, văn hoá địa phương nên các thành viên kiêm luôn hướng dẫn viên du lịch”, Lù Văn Bình (SN 1992) Phó Giám đốc HTX chia sẻ.

Người trẻ dám nghĩ

Xuất phát từ ý tưởng phải có một sản phẩm nào đó để khách du lịch mang về làm quà, tháng 1/2017 HTX tiến hành thu mua và chế biến cá tép dầu, đây là loại cá sạch có rất nhiều ở vùng lòng hồ trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai. “HTX thu mua của bà con, làm sạch cá, tẩm ướp gia vị đặc trưng của người Thái rồi phơi khô, đóng túi. HTX đã tiến hành phân phối và bán lẻ cá tép dầu cho nhiều tỉnh khu vực phía bắc với số lượng hơn 800 kg, giá bán 200.000 nghìn đồng/1 kg đã mang lại nguồn thu đáng kể”, Phong khoe.

Kết hợp với du lịch, chế biến cá tép dầu khô, HTX hiện đang nuôi 44 lồng cá lăng, trắm, chép, trê với hình thức hữu cơ, đảm bảo cá sạch, an toàn, tạo nguồn thực phẩm phục vụ du khách tại các tour du lịch, làm quà cho khách... HTX đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 8 thành viên HTX; HTX góp vốn mua được 2 chiếc thuyền mới tạo việc làm thường xuyên cho 2 lái thuyền và 5 công nhân sơ chế cá tép dầu...

Chia sẻ về dự định phát triển HTX, Phong bật mí: Phát huy những kết quả đạt được, HTX tiếp tục chuyên nghiệp hóa trong việc tổ chức tour du lịch lòng hồ. Xây dựng mô hình lồng cá xen lẫn mô hình nhà nổi, gồm: nhà ăn, nhà nghỉ, nhà trưng bày trên nước. Ngoài ra, HTX mong muốn mở rộng thị trường cá tép dầu tới các tỉnh trong cả nước.


Ông Ngần Văn Đưa, Chủ tịch UBND xã Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai, Sơn La) cho biết: Nếu tính từ chân đập thủy điện Sơn La lên đến thủy điện Lai Châu dài 175 km, vùng lòng hồ trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai có chiều dài khoảng 72 km, nơi rộng nhất gần 10 km, có tiềm năng lớn về nuôi trồng đánh bắt thủy sản và phát triển du lịch lòng hồ.  Việc khai thác tiềm năng lòng hồ thủy điện Sơn La của HTX Thủy sản và Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai đã mang lại những kết quả tích cực.


Thanh Thủy tổng hợp


Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×