Tài năng trẻ
Khởi nghiệp không giống ai
Thứ sáu, 30/06/2017

Có những bạn trẻ xứ Quảng tìm cách khởi nghiệp theo hướng riêng không giống ai, dựa trên những lợi thế, tiềm năng sẵn có và phát huy vai trò sáng tạo trong khởi nghiệp.
Có những bạn trẻ xứ Quảng tìm cách khởi nghiệp theo hướng riêng không giống ai, dựa trên những lợi thế, tiềm năng sẵn có và phát huy vai trò sáng tạo trong khởi nghiệp.
Vinh (áo sọc) trong chuyến khảo sát để mở tour du lịch trải nghiệm sông nước.
“Máu” kinh doanh
Sinh ra và lớn lên ở làng biển nhưng Vinh không theo nghiệp biển cả bởi một lý do: say sóng. Anh kể, lần đầu tiên cùng cha ra biển đánh cá là lúc còn học cấp 3, nhưng anh không chịu nổi những con sóng chao đảo, liên tục bị nôn ói suốt hành trình. Vào đất liền, anh nghĩ không bao giờ đi biển nữa vì sức khỏe không cho phép, dù cũng như mọi người, anh rất yêu biển và yêu nghề truyền thống của cha ông.
Sau nhiều năm lao động cật lực, cha của Vinh nghỉ biển vì lớn tuổi và chuyển qua kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá.

Anh Huỳnh Văn Vinh (áo ca rô) giới thiệu về ý tưởng trồng rau hữu cơ tại xã Tam Giang. Ảnh: Vinh Anh
Công việc làm ăn khấm khá, gia đình anh được biết đến là một trong những hộ kinh doanh có quy mô lớn về xăng dầu, ngư lưới cụ, đá lạnh… phục vụ tàu thuyền ra khơi đánh bắt. Là con đầu trong gia đình 3 anh em trai, từ nhỏ Vinh rất chăm chỉ học hành. Hết lớp 12, anh thi đậu ngành điện tử viễn thông (Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.Hồ Chí Minh). Đồng thời tranh thủ thời gian, học tiếp văn bằng 2 ngành quản trị kinh doanh (Trường Đại học mở TP.Hồ Chí Minh). “Có lẽ do ảnh hưởng từ hoạt động kinh doanh của gia đình nên máu kinh doanh đã ngấm vào cơ thể. Vì thế nên mình tranh thủ học thêm những kiến thức về kinh doanh để sau này sử dụng” - Vinh tâm sự.
Vinh cho biết, ngay khi ra trường, anh không vội vàng đi xin việc mà lại “lao” ngay vào kinh doanh, điều mà anh ấp ủ từ những ngày còn ngồi trên ghế giảng đường. Với ý tưởng đưa những sản phẩm đặc trưng của quê hương đi giới thiệu, quảng bá với mọi người, Vinh mở một quán ăn nhỏ tại quận Tân Bình (TP.Hồ Chí Minh) để vừa kinh doanh dịch vụ ăn uống, vừa tiếp thị, quảng bá các sản phẩm. Vinh chia sẻ: “Qua khảo sát, mình nhận thấy nhiều người rất nghiền “xài” đồ quê, nhất là các sản phẩm sạch. Vì thế, mình đã tận dụng lợi thế của gia đình làm nghề biển để cung cấp các sản phẩm hải sản sạch như tôm, cá, ốc… cho người dân đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh”. Việc kinh doanh tiến triển khá tốt nhưng 2 năm sau, anh phải bỏ dở để về quê phụ giúp gia đình quản lý kinh doanh. “Cha mẹ cũng đã lớn tuổi trong khi công việc kinh doanh của gia đình cần một người quản lý trực tiếp nên mình đành phải về quê” – Vinh nói.
Trồng rau trên đất bạc màu
Bỏ qua những định kiến, hoài nghi của dư luận, Huỳnh Văn Vinh chọn cho mình cách riêng khởi nghiệp. Với tham vọng làm giàu ngay trên quê hương, Vinh đang cùng lúc thực hiện 3 dự án khởi nghiệp mà nhiều người cho rằng “chẳng giống ai”. Đó là trồng rau hữu cơ trên đất bạc màu; xây dựng mô hình hái rau tại siêu thị và phát triển du lịch cộng đồng dựa trên lợi thế, tiềm năng về biển.
Huỳnh Văn Vinh đã bỏ hàng trăm triệu đồng để thuê 3ha đất tại xã Tam Giang - khoảnh đất lâu nay là đất hoang hóa, bạc màu để thực hiện dự án trồng rau sạch hữu cơ. “Mất 2 tháng để cải tạo và đã đổ hơn 300 triệu đồng để cải tạo đất ban đầu” – Vinh cho hay khi dẫn chúng tôi tham quan quanh khu đất bắt đầu nhú màu xanh của những xà lách, lô tím, cải thìa… Đây là những giống cây nhập từ Đà Lạt về có khả năng chịu nhiệt. Vinh chia sẻ, nhập giống đó cũng chỉ là cách tạm thời trong khi chờ nguồn lực tài chính để xây dựng một vườn ươm cây giống.
Vinh đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, mái che và xây dựng nhà sản xuất phân vi sinh để trực tiếp sử dụng bón cho rau. Với cách làm này vừa tránh được sâu bệnh, cho năng suất cao và đảm bảo cung cấp nguồn rau sạch cho thị trường. Vinh cũng đang bắt tay xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị mini với cơ sở đầu tiên tại thị trấn Núi Thành. Theo đó, cơ sở cung cấp các sản phẩm về thực phẩm sạch, rau, thịt, cá sạch, hàng tiêu dùng, hóa mỹ phẩm, đồ đông lạnh, đồ hộp, hàng khô, bánh kẹo… đồng thời sẽ phát triển mô hình hái rau tại siêu thị, khách hàng có thể trực tiếp tham gia trải nghiệm trồng và thu hái rau hữu cơ. Siêu thị cũng ứng dụng công nghệ cao trong điều khiển tự động qua smarphone và đặc biệt phải đảm bảo kiểm soát về môi trường.
Chưa dừng lại ở đó, chàng trai làng biển ôm ấp khát vọng quảng bá hình ảnh quê hương thông qua phát triển du lịch cộng đồng dựa trên những tiềm năng về biển, điều kiện tự nhiên, con người, ẩm thực văn hóa biển. Vinh cùng các thành viên CLB Khởi nghiệp sáng tạo Chu Lai - Núi Thành phối hợp mở Công ty du lịch Biển Rạng Travel khai thác các tour du lịch trải nghiệm sông nước, cùng ngư dân ra khơi đánh bắt, câu cá biển đêm; dịch vụ homestay ở lại nhà dân giao lưu ẩm thực, âm nhạc, tìm hiểu không gian văn hóa làng biển…
Tour trải nghiệm bắt đầu hoạt động từ cuối tháng 4/2017 đã thu hút đông du khách, chủ yếu là các bạn trẻ.
Các thành viên CLB Khởi nghiệp sáng tạo Chu Lai - Núi Thành liên kết, hỗ trợ nhau phát triển. Ảnh: H.V.
Hướng đến tài nguyên tái tạo được
Tại Quảng Nam đã hình thành 2 CLB Khởi nghiệp sáng tạo, Hội An và Chu Lai - Núi Thành. Hai CLB Khởi nghiệp sáng tạo hiện có 50 thành viên, hỗ trợ, liên kết với nhau cùng phát triển, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các ý tưởng mới, có tiềm năng thành hiện thực.
CLB Khởi nghiệp sáng tạo tại Hội An ra đời sớm hơn (tháng 3/2017), hiện có 5 thành viên chủ chốt. Theo anh Phan Xuân Thanh - Chủ nhiệm CLB, CLB không chú trọng đến số lượng mà quan tâm đến chất lượng. Ngoài nhiệm vụ kết nối, CLB tư vấn hỗ trợ ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo. Các thành viên cũng đang xây dựng kế hoạch phát triển, dựa trên những đặc trưng riêng của địa phương trong đó đặc biệt chú ý đến phát triển nông nghiệp kết hợp dịch vụ; ưu tiên khởi nghiệp dựa trên tài nguyên tái tạo được, đảm bảo về môi trường và lan tỏa xã hội.
Các mô hình “Bữa ăn nghìn đô trên cánh đồng”, du lịch sinh thái trải nghiệm cùng người nông dân… đang trở nên có lợi thế. “Các thành viên chủ chốt trong CLB đều là những người đang đứng đầu các công ty lữ hành, doanh nghiệp nên có ưu thế và sẵn sàng hỗ trợ kết nối cũng như hỗ trợ tiềm lực tài chính. Tuy nhiên các ý tưởng khởi nghiệp cần xuất phát từ thực tế, đặc biệt hướng đến những ý tưởng khởi nghiệp bằng tài nguyên tái tạo được, có ý thức bảo vệ môi trường” - anh Thanh chia sẻ.

Vinh (áo sọc) trong chuyến khảo sát để mở tour du lịch trải nghiệm sông nước.
“Máu” kinh doanh
Sinh ra và lớn lên ở làng biển nhưng Vinh không theo nghiệp biển cả bởi một lý do: say sóng. Anh kể, lần đầu tiên cùng cha ra biển đánh cá là lúc còn học cấp 3, nhưng anh không chịu nổi những con sóng chao đảo, liên tục bị nôn ói suốt hành trình. Vào đất liền, anh nghĩ không bao giờ đi biển nữa vì sức khỏe không cho phép, dù cũng như mọi người, anh rất yêu biển và yêu nghề truyền thống của cha ông.
Sau nhiều năm lao động cật lực, cha của Vinh nghỉ biển vì lớn tuổi và chuyển qua kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá.

Anh Huỳnh Văn Vinh (áo ca rô) giới thiệu về ý tưởng trồng rau hữu cơ tại xã Tam Giang. Ảnh: Vinh Anh
Công việc làm ăn khấm khá, gia đình anh được biết đến là một trong những hộ kinh doanh có quy mô lớn về xăng dầu, ngư lưới cụ, đá lạnh… phục vụ tàu thuyền ra khơi đánh bắt. Là con đầu trong gia đình 3 anh em trai, từ nhỏ Vinh rất chăm chỉ học hành. Hết lớp 12, anh thi đậu ngành điện tử viễn thông (Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.Hồ Chí Minh). Đồng thời tranh thủ thời gian, học tiếp văn bằng 2 ngành quản trị kinh doanh (Trường Đại học mở TP.Hồ Chí Minh). “Có lẽ do ảnh hưởng từ hoạt động kinh doanh của gia đình nên máu kinh doanh đã ngấm vào cơ thể. Vì thế nên mình tranh thủ học thêm những kiến thức về kinh doanh để sau này sử dụng” - Vinh tâm sự.
Vinh cho biết, ngay khi ra trường, anh không vội vàng đi xin việc mà lại “lao” ngay vào kinh doanh, điều mà anh ấp ủ từ những ngày còn ngồi trên ghế giảng đường. Với ý tưởng đưa những sản phẩm đặc trưng của quê hương đi giới thiệu, quảng bá với mọi người, Vinh mở một quán ăn nhỏ tại quận Tân Bình (TP.Hồ Chí Minh) để vừa kinh doanh dịch vụ ăn uống, vừa tiếp thị, quảng bá các sản phẩm. Vinh chia sẻ: “Qua khảo sát, mình nhận thấy nhiều người rất nghiền “xài” đồ quê, nhất là các sản phẩm sạch. Vì thế, mình đã tận dụng lợi thế của gia đình làm nghề biển để cung cấp các sản phẩm hải sản sạch như tôm, cá, ốc… cho người dân đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh”. Việc kinh doanh tiến triển khá tốt nhưng 2 năm sau, anh phải bỏ dở để về quê phụ giúp gia đình quản lý kinh doanh. “Cha mẹ cũng đã lớn tuổi trong khi công việc kinh doanh của gia đình cần một người quản lý trực tiếp nên mình đành phải về quê” – Vinh nói.
Trồng rau trên đất bạc màu
Bỏ qua những định kiến, hoài nghi của dư luận, Huỳnh Văn Vinh chọn cho mình cách riêng khởi nghiệp. Với tham vọng làm giàu ngay trên quê hương, Vinh đang cùng lúc thực hiện 3 dự án khởi nghiệp mà nhiều người cho rằng “chẳng giống ai”. Đó là trồng rau hữu cơ trên đất bạc màu; xây dựng mô hình hái rau tại siêu thị và phát triển du lịch cộng đồng dựa trên lợi thế, tiềm năng về biển.
Huỳnh Văn Vinh đã bỏ hàng trăm triệu đồng để thuê 3ha đất tại xã Tam Giang - khoảnh đất lâu nay là đất hoang hóa, bạc màu để thực hiện dự án trồng rau sạch hữu cơ. “Mất 2 tháng để cải tạo và đã đổ hơn 300 triệu đồng để cải tạo đất ban đầu” – Vinh cho hay khi dẫn chúng tôi tham quan quanh khu đất bắt đầu nhú màu xanh của những xà lách, lô tím, cải thìa… Đây là những giống cây nhập từ Đà Lạt về có khả năng chịu nhiệt. Vinh chia sẻ, nhập giống đó cũng chỉ là cách tạm thời trong khi chờ nguồn lực tài chính để xây dựng một vườn ươm cây giống.
Vinh đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, mái che và xây dựng nhà sản xuất phân vi sinh để trực tiếp sử dụng bón cho rau. Với cách làm này vừa tránh được sâu bệnh, cho năng suất cao và đảm bảo cung cấp nguồn rau sạch cho thị trường. Vinh cũng đang bắt tay xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị mini với cơ sở đầu tiên tại thị trấn Núi Thành. Theo đó, cơ sở cung cấp các sản phẩm về thực phẩm sạch, rau, thịt, cá sạch, hàng tiêu dùng, hóa mỹ phẩm, đồ đông lạnh, đồ hộp, hàng khô, bánh kẹo… đồng thời sẽ phát triển mô hình hái rau tại siêu thị, khách hàng có thể trực tiếp tham gia trải nghiệm trồng và thu hái rau hữu cơ. Siêu thị cũng ứng dụng công nghệ cao trong điều khiển tự động qua smarphone và đặc biệt phải đảm bảo kiểm soát về môi trường.
Chưa dừng lại ở đó, chàng trai làng biển ôm ấp khát vọng quảng bá hình ảnh quê hương thông qua phát triển du lịch cộng đồng dựa trên những tiềm năng về biển, điều kiện tự nhiên, con người, ẩm thực văn hóa biển. Vinh cùng các thành viên CLB Khởi nghiệp sáng tạo Chu Lai - Núi Thành phối hợp mở Công ty du lịch Biển Rạng Travel khai thác các tour du lịch trải nghiệm sông nước, cùng ngư dân ra khơi đánh bắt, câu cá biển đêm; dịch vụ homestay ở lại nhà dân giao lưu ẩm thực, âm nhạc, tìm hiểu không gian văn hóa làng biển…
Tour trải nghiệm bắt đầu hoạt động từ cuối tháng 4/2017 đã thu hút đông du khách, chủ yếu là các bạn trẻ.

Các thành viên CLB Khởi nghiệp sáng tạo Chu Lai - Núi Thành liên kết, hỗ trợ nhau phát triển. Ảnh: H.V.
Hướng đến tài nguyên tái tạo được
Tại Quảng Nam đã hình thành 2 CLB Khởi nghiệp sáng tạo, Hội An và Chu Lai - Núi Thành. Hai CLB Khởi nghiệp sáng tạo hiện có 50 thành viên, hỗ trợ, liên kết với nhau cùng phát triển, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các ý tưởng mới, có tiềm năng thành hiện thực.
CLB Khởi nghiệp sáng tạo tại Hội An ra đời sớm hơn (tháng 3/2017), hiện có 5 thành viên chủ chốt. Theo anh Phan Xuân Thanh - Chủ nhiệm CLB, CLB không chú trọng đến số lượng mà quan tâm đến chất lượng. Ngoài nhiệm vụ kết nối, CLB tư vấn hỗ trợ ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo. Các thành viên cũng đang xây dựng kế hoạch phát triển, dựa trên những đặc trưng riêng của địa phương trong đó đặc biệt chú ý đến phát triển nông nghiệp kết hợp dịch vụ; ưu tiên khởi nghiệp dựa trên tài nguyên tái tạo được, đảm bảo về môi trường và lan tỏa xã hội.
Các mô hình “Bữa ăn nghìn đô trên cánh đồng”, du lịch sinh thái trải nghiệm cùng người nông dân… đang trở nên có lợi thế. “Các thành viên chủ chốt trong CLB đều là những người đang đứng đầu các công ty lữ hành, doanh nghiệp nên có ưu thế và sẵn sàng hỗ trợ kết nối cũng như hỗ trợ tiềm lực tài chính. Tuy nhiên các ý tưởng khởi nghiệp cần xuất phát từ thực tế, đặc biệt hướng đến những ý tưởng khởi nghiệp bằng tài nguyên tái tạo được, có ý thức bảo vệ môi trường” - anh Thanh chia sẻ.
Minh Trang (Tổng hợp)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sản xuất axit lactic từ phần hạt mít thải bỏ
- Chàng trai miền Tây thu nhập tiền triệu/ngày nhờ trồng sen bán bông
- Khởi nghiệp OCOP từ tình mẫu tử và hạnh phúc gia đình
- 'Bún ngũ sắc' thắng giải khởi nghiệp nông nghiệp
- Khởi nghiệp từ 4 con heo giống, 8X làm chủ trang trại tiền tỷ
- Khởi nghiệp từ 5 triệu đồng, cô gái Nam Định mua nhà, mua ô tô trước năm 30 tuổi
- 8X cất bằng kỹ sư, liều nuôi chim nhả 'vàng trắng', không ngờ trúng lớn
- Cô giáo 8X khởi nghiệp với xà phòng bồ ngót
- Khởi nghiệp thành công với nghề trồng rau quả hữu cơ ở các buôn làng
- Dự án khởi nghiệp cung cấp người giúp việc gia đình
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận