Tài năng trẻ
Khởi nghiệp thành công trên mảnh đất quê hương
Thứ sáu, 15/03/2019

Năng động, sáng tạo và biết nắm bắt cơ hội,… để khởi nghiệp, đó là những phẩm chất thuộc về những người biết khai thác, tận dụng những thế mạnh của địa phương mình để lập nghiệp thành công.
Năng động, sáng tạo và biết nắm bắt cơ hội,… để khởi nghiệp, đó là những phẩm chất thuộc về những người biết khai thác, tận dụng những thế mạnh của địa phương mình để lập nghiệp thành công.
1.Thanh niên khởi nghiệp kiếm gần 1 tỷ đồng mỗi năm từ cây dược liệu
Bắt đầu từ hai bàn tay trắng, nay anh Đại đã có tổng diện tích ươm trồng gần 7ha các loại sâm dây, sâm đương quy và một số loại cây dược liệu khác tại xã Đăk Long, huyện Kon Plông (Kon Tum) cho thu nhập trên 800 triệu đồng mỗi năm.

Anh Hà Văn Đại. (Ảnh: Hồng Điệp/Vietnam+)
Anh Hà Văn Đại, sinh năm 1981 là một trong những gương tiêu biểu của huyện Kon Plong (Kon Tum ) trong quá trình khởi nghiệp.
Năm 2002 một mình từ Nghệ An vào Kon Tum tìm việc, loay hoay với đủ các nghề từ làm thuê đến bào chế thủ công thuốc cho cửa hàng thuốc Bắc Thái Hòa tại thành phố Kon Tum. Cộng với kinh nghiệm từ gia đình làm thuốc Nam ở quê, anh Đại nung nấu ước mơ phát triển kinh tế từ cây dược liệu.
Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm và trau dồi thêm kiến thức về cây dược liệu, năm 2009, sau khi đã tích lũy được một số vốn, anh Đại dấn sâu vào con đường kinh doanh cây dược liệu bằng việc mua đi bán lại củ sâm dây ăn chênh lệch. Trong thời gian kinh doanh anh nhận thấy nếu người dân khai thác triệt để nguồn sâm dây tự nhiên thì chỉ vài năm nữa là không còn nguồn hàng để kinh doanh. Anh Đại mạnh dạn nghĩ đến phương pháp nhân giống sâm dây, cứu nguồn sâm dây tự nhiên đang dần cạn kiệt.
Nói là làm, anh Đại lên phía thượng nguồn vùng đất Kon Plong, tìm hiểu khí hậu, thổ nhưỡng và đầu tư mua 7ha đất rừng với giá 350 triệu đồng để thực hiện dự án nhân giống cây dược liệu của mình. Hiện nay, anh Đại đã trồng gối đầu liên tục gần 500.000 cây giống sâm dây và sâm đương quy mỗi năm nhưng vẫn không có đủ cây giống cung cấp cho bạn hàng.
Thời gian lúc bắt đầu nhân giống anh Đại lên tận huyện Tu Mơ Rông thu mua sâm dây đem về củ lớn thì vẫn bán lại kiếm lời còn củ nhỏ để lại làm giống. Chưa đủ kỹ thuật cộng với cây giống khi vận chuyển bị trầy xước nên tỷ lệ giống sống sót thấp. 1 kg sâm dây khoảng 60 củ khi trồng phát triển được 20 củ, tỷ lệ cây sống chỉ 20%.
Thấy trồng bằng củ không hiệu quả, anh Đại chuyển hướng sang thu mua trái sâm dây về nhân bắt giống. Lợi dụng thời tiết chuyển mùa sang mùa mưa anh gieo hạt đại trà xuống đất nhưng cây không phát triển vì trời mưa nhiều dập úng và nhiễm bệnh.
Để khắc phục sai sót trong những lần nhân giống trước, anh Đại tiếp tục tập trung cải tạo, xử lý đất, gieo hạt xong anh cho phủ lá thông lên bề mặt đất để giữ đủ độ ẩm cho cây sâm giống phát triển.
Thử nghiệm thành công, anh Đại nhân rộng ra 2 sào cây giống sâm dây từ hạt. Theo mô hình khép kín nên giống sâm dây khỏe hơn và ít sâu bệnh, anh Đại đem trồng và chỉ trong 2 năm, 2 sào sâm đã cho anh được 1 tấn củ. Toàn bộ số củ anh đem ươm để lấy cây giống bán ra thị trường.
Chưa có bạn hàng, anh Đại ngược xuôi các tuyến huyện của tỉnh Kon Tum tìm nơi xuất bán cây giống. Đơn hàng đầu tiên anh bán được 150.000 cây giống với giá 180 triệu đồng. Niềm hạnh phúc được tạo nên từ mô hôi, công sức bao nhiêu năm vất vả, cứ thế anh có thêm nhiều bạn hàng biết đến nhờ đảm bảo chất lượng cây giống.
Thành công với việc ươm giống sâm dây, đến năm 2014, anh Đại tiếp tục tìm hiểu và trồng thêm cây sâm đương quy. Lần này có kinh nghiệm hơn, anh Đại lặn lội ra Viện Dược liệu Trung ương để mua giống đương quy Nhật Bản về trồng. Đợt đầu, anh mua thử nghiệm 1kg hạt với giá 3 triệu đồng. Sau khi làm đất kĩ lưỡng, anh ươm thử nghiệm 1/2kg hạt giống và trồng ra 2 sào.
Anh Đại cho biết trong quá trình ươm trồng, cây sâm đương quy cũng chết một ít nhưng nhìn chung hiệu quả cao. Sau 12 tháng trồng trên 2 sào đất, anh thu về 85 triệu đồng/1 tấn củ sâm đương quy, bình quân 8 củ/1kg.
Có được ngày hôm nay, anh Đại đã phải tốn biết bao công sức, tinh thần cũng như tiền bạc cho những luống giống cây dược liệu. Anh Đại tâm sự: “Sau khi thử nghiệm thành công, tôi mạnh dạn vừa nhân rộng cây ra diện tích lớn hơn vừa trồng gối đầu. Nhớ có một đợt, khi vừa xuống giống trồng cả sâm dây và sâm đương quy, trời mưa to làm trôi và hư hết cả vườn giống. Lúc đó vừa tiếc công vừa xót của, tôi chỉ muốn đốt chòi rồi đi về cho xong. Nhưng rồi nghĩ phải có thất bại mới thành công, tôi lại động viên mình cố gắng.”
Sau đợt đó, có thêm kinh nghiệm anh đã dần thành công cho đến nay. Không còn phải đi tìm bạn hàng, “hữu xạ tự nhiên hương” chất lượng cây giống vườn sâm của anh đã lan truyền trên địa bàn các huyện trong tỉnh Kon Tum, đến tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk. Nhiều thời điểm cháy hàng, anh phải nhân rộng thêm kịp thời để đáp ứng nguồn dược liệu giống cho khác hàng.
Ngoài doanh thu cho gia đình từ tiền bán dược liệu củ khoảng 400 triệu đồng, bán cây dược liệu giống khoảng 400 triệu đồng thì anh còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 5 nhân công thường xuyên với mức lương 4-5 triệu đồng /tháng.
Hiện tại, anh Hà Văn Đại đang xây dựng đề án phát triển sản phẩm sâm dây và đương quy trên địa bàn huyện Kon Plông. Thời gian tới, anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất giống và hướng sang trồng lấy củ, chế biến dược liệu khô để phân phối rộng rãi trong cả nước.
Năm 2017 này, anh Đại dự kiến sẽ nhân giống khoảng 500.000 giống cây dược liệu với 200.000 giống sâm đương quy trên diện tích 3 sào đất, 300.000 giống sâm dây trên diện tích 5 sào đất.
Từ hai bàn tay trắng làm nên sự nghiệp, gương làm kinh tế của anh Hà Văn Đại đáng được học tập và noi theo.
2.Khởi nghiệp từ mô hình “Thung lũng hoa”
Chị Phùng Thị Huy ở xã Cẩm Thạch (Cẩm Thủy) chia sẻ khởi nghiệp không khó, cái khó là ở nguồn vốn và bản thân phải thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề và quyết tâm cao mới làm được.
Năm 2018 lần đầu tiên được tham gia “Ngày phụ nữ sáng tạo” do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức, chị Phùng Thị Huy hội viên phụ nữ xã Cẩm Thạch (Cẩm Thủy) đã thuyết trình ý tưởng xây dựng “Thung lũng hoa” trên vùng đất đồi núi khiến nhiều đại biểu và ban tổ chức phải trầm trồ khen ngợi. Bởi khi chị thuyết trình ý tưởng ấy thì trên thực tế chị Huy đã khởi nghiệp trồng hoa cách đó vài tháng ngay trên vùng đất quê hương Cẩm Thạch nên lập luận của chị khá lôgic, hình ảnh minh họa cũng là hình ảnh thực, sống động với mô hình “Thung lũng hoa” của gia đình.

“Thung lũng hoa” của gia đình chị Phùng Thị Huy.
Đầu tháng 3, tháng mà các loài hoa đua nở, chúng tôi đã đến thăm “Thung lũng hoa” của gia đình chị Huy tại xã Cẩm Thạch. Trong bộ quần áo lao động, nét mặt rạng rỡ sau những thửa hoa đủ sắc màu, chị Huy cho biết, làm hoa kỳ công lắm, ngoài việc tự tìm hiểu còn phải tự tay làm như một “kỹ sư” thực sự. Bởi để cho cây sống, nở hoa đẹp cần phải theo dõi và làm rất nhiều công đoạn nâng niu, chăm chút. Bén duyên với nghề trồng hoa từ lần cùng bạn bè đến tỉnh Hà Giang “du ngoạn”, cô giáo mầm non Phùng Thị Huy đã bị mê hoặc và quyết định chia tay nghề dạy học ở tỉnh Lạng Sơn về Thanh Hóa nhận lại khu vườn đồi 6 ha của ông ngoại để cải tạo trồng hoa. Tiền thân khu đồi này là trồng keo, lúc đó đã được 2 năm. Tiếc vì phá bỏ lứa keo nhưng chị vẫn quyết tâm làm trước sự phản đối của người thân vì quá mạo hiểm. Cùng với vốn của gia đình, vốn vay của tổ chức hội LHPN,... chị Huy đầu tư 630 triệu đồng, trong đó riêng phần cải tạo mặt bằng chiếm hơn 50% vốn, phần còn lại chị mua giống hoa mào gà, túy điệp, cánh bướm... và thuê hơn 40 lao động trồng, chăm sóc. Bản thân chị liên tục tìm hiểu trên mạng, đi thực tế, mua sách đọc và làm cả khâu “marketing” để nhiều người biết và đến với “Thung lũng hoa” của gia đình. Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, thung lũng hoa của gia đình đạt tổng thu nhập 830 triệu đồng.
Có động lực, năm 2019, chị Huy đầu tư thêm vốn quy hoạch lại “Thung lũng hoa” là trồng 3 ha hoa và 3 ha còn lại làm dịch vụ (ăn uống, vui chơi). Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, chị Huy đón hơn 15.000 lượt khách và hiện đang tiếp tục đầu tư trồng hoa đón khách các dịp lễ, kỷ niệm...
Chị Huy tâm sự: Khởi nghiệp không khó, cái khó là ở nguồn vốn và bản thân phải thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề và quyết tâm cao mới làm được. Tôi yêu hoa và nắm bắt thị hiếu của giới trẻ, bởi vậy tôi đã tạo ra địa điểm để các bạn lưu lại những khoảnh khắc, kỷ niệm đẹp, có thêm đời sống tinh thần phong phú, tôi quyết tâm làm và đã làm được. Cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, tôi dự định tiếp tục làm cho vùng đất khó nơi đây sẽ trở thành điểm du lịch, vùng quê đáng sống, tạo việc làm cho nhiều người dân miền núi.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ở chị Phùng Thị Huy còn có trái tim nhân hậu. Hiện chị đang giúp đỡ gia đình anh Nguyễn Dương Lê Quang và hộ chị Phạm Thị Quân cùng xã có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo việc làm và giúp các con của hai gia đình có điều kiện được đến trường đi học.

“Thung lũng hoa” của gia đình chị Phùng Thị Huy.
Đầu tháng 3, tháng mà các loài hoa đua nở, chúng tôi đã đến thăm “Thung lũng hoa” của gia đình chị Huy tại xã Cẩm Thạch. Trong bộ quần áo lao động, nét mặt rạng rỡ sau những thửa hoa đủ sắc màu, chị Huy cho biết, làm hoa kỳ công lắm, ngoài việc tự tìm hiểu còn phải tự tay làm như một “kỹ sư” thực sự. Bởi để cho cây sống, nở hoa đẹp cần phải theo dõi và làm rất nhiều công đoạn nâng niu, chăm chút. Bén duyên với nghề trồng hoa từ lần cùng bạn bè đến tỉnh Hà Giang “du ngoạn”, cô giáo mầm non Phùng Thị Huy đã bị mê hoặc và quyết định chia tay nghề dạy học ở tỉnh Lạng Sơn về Thanh Hóa nhận lại khu vườn đồi 6 ha của ông ngoại để cải tạo trồng hoa. Tiền thân khu đồi này là trồng keo, lúc đó đã được 2 năm. Tiếc vì phá bỏ lứa keo nhưng chị vẫn quyết tâm làm trước sự phản đối của người thân vì quá mạo hiểm. Cùng với vốn của gia đình, vốn vay của tổ chức hội LHPN,... chị Huy đầu tư 630 triệu đồng, trong đó riêng phần cải tạo mặt bằng chiếm hơn 50% vốn, phần còn lại chị mua giống hoa mào gà, túy điệp, cánh bướm... và thuê hơn 40 lao động trồng, chăm sóc. Bản thân chị liên tục tìm hiểu trên mạng, đi thực tế, mua sách đọc và làm cả khâu “marketing” để nhiều người biết và đến với “Thung lũng hoa” của gia đình. Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, thung lũng hoa của gia đình đạt tổng thu nhập 830 triệu đồng.
Có động lực, năm 2019, chị Huy đầu tư thêm vốn quy hoạch lại “Thung lũng hoa” là trồng 3 ha hoa và 3 ha còn lại làm dịch vụ (ăn uống, vui chơi). Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, chị Huy đón hơn 15.000 lượt khách và hiện đang tiếp tục đầu tư trồng hoa đón khách các dịp lễ, kỷ niệm...
Chị Huy tâm sự: Khởi nghiệp không khó, cái khó là ở nguồn vốn và bản thân phải thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề và quyết tâm cao mới làm được. Tôi yêu hoa và nắm bắt thị hiếu của giới trẻ, bởi vậy tôi đã tạo ra địa điểm để các bạn lưu lại những khoảnh khắc, kỷ niệm đẹp, có thêm đời sống tinh thần phong phú, tôi quyết tâm làm và đã làm được. Cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, tôi dự định tiếp tục làm cho vùng đất khó nơi đây sẽ trở thành điểm du lịch, vùng quê đáng sống, tạo việc làm cho nhiều người dân miền núi.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ở chị Phùng Thị Huy còn có trái tim nhân hậu. Hiện chị đang giúp đỡ gia đình anh Nguyễn Dương Lê Quang và hộ chị Phạm Thị Quân cùng xã có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo việc làm và giúp các con của hai gia đình có điều kiện được đến trường đi học.
3. Người đi trước cả… phố
3.000 đầu lợn thịt và hơn 300 đầu lợn nái, doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng mỗi tháng, trang trại được đánh giá hiện đại nhất miền Bắc… những con số ấn tượng này được tạo nên từ niềm đam mê của Khổng Văn Hưng, đoàn viên xã Phú Minh, (Sóc Sơn, Hà Nội). Hưng là con út trong gia đình thuần nông 8 anh chị em, hoàn cảnh khó khăn. Nhà nghèo gần như nhất làng nên bố mẹ phải chắt chiu từng đồng nuôi anh ăn học. Vì thế, khi thấy cậu út tốt nghiệp trung cấp nông nghiệp lại học tiếp lên đại học bố mẹ mừng lắm. Vậy là Hưng có cơ hội thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn được làm việc nhàn nhã, sạch sẽ. Thế mà, anh lại quyết định về quê nuôi lợn.
“Nghe quyết định đó của mình, bố mẹ sốc. Từ sốc, bố mẹ chuyển sang quát mắng, phân tích đúng sai, thậm chí dỗ ngon ngọt để mình thay đổi ý định. Tuy nhiên, mình đã quyết là làm. Hơn nữa, đó là đam mê từ ngày mình còn học cấp hai, khi vừa đi học vừa giúp bố mẹ chăn nuôi lợn”, Hưng kể.

Khổng Văn Hưng cùng vợ tại lễ trao giải thưởng Lương Định Của 2018
Năm 2005, Hưng khởi nghiệp khi chỉ có trong tay vài triệu đồng tiết kiệm được từ những ngày đi làm thêm. Số tiền đó chỉ đủ cho anh dựng tạm lán trại nuôi lợn. May mắn khi đó, người chị giái đồng ý bán chịu cho Hưng một đôi lợn nái. Anh dồn tâm sức chăm sóc gây dựng đàn được 8 con. Ngay năm đầu, Hưng lãi hơn 2 triệu đồng từ việc bán lợn giống.
Năm 2007, Hưng mạnh dạn đầu tư nuôi 60 con lợn thương phẩm và nái. Anh tràn trề hy vọng vào một tương lai tốt đẹp. Tuy nhiên, cuối năm đó dịch tai xanh xảy ra. Đàn lợn chết gần hết, trang trại trắng trơn. Số tiền hơn một tỷ đồng đầu tư đội nón ra đi cùng với việc lãi mẹ đẻ lãi con khiến Hưng tay trắng.
Không chán nản, Hưng quyết biến đau thương thành hành động. “Qua thất bại cay đắng đó, mình nhận ra muốn kiếm miếng ăn thì dễ nhưng để làm giàu phải có kiến thức, khoa học kỹ thuật. Kinh nghiệm cha ông để lại chỉ có thể áp dụng từng thời điểm còn kiến thức khoa học là sẽ nền tảng vững chắc cho sự phát triển”, Hưng tâm sự.
Vì vậy, không chỉ gây dựng lại trang trại, Hưng quyết tâm thi đỗ Học viện Nông nghiệp Việt Nam để có thêm kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật. Nếu như năm 2011, Hưng nuôi 200 con lợn nái thì nay trang trại của anh có 3.000 đầu lợn thịt và hơn 300 lợn nái. Đặc biệt, anh đầu tư chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình được áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến bằng nhà lạnh và hệ thống xử lý khép kín, không gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống kiểm soát, theo dõi sức khỏe, tốc độ tăng trưởng của lợn được đầu tư bài bản và đảm bảo các thông số kỹ thuật từ lúc sinh ra đến khi xuất chuồng.
Hiện nay, mô hình trại lợn Hưng May được đánh giá là một trong những trang trại hiện đại nhất miền Bắc, cho doanh thu hơn một tỷ đồng mỗi tháng; tạo việc làm cho 10 lao động với mức lương trung bình 9 triệu đồng/tháng. Vì thế, năm 2018, Hưng trở thành một trong 50 nhà nông trẻ tiêu biểu nhận giải thưởng Lương Định Của.
Mơ ước của Hưng là có thể xuất khẩu lợn đạt chuẩn VietGAP của mình ra thế giới. Vì thế, ngoài tìm hiểu khoa học kỹ thuật, anh còn tích cực học thêm tiếng Anh. Hưng đang hiện thực hóa giấc mơ đó bằng việc sẽ xây dựng lò mổ đạt quy chuẩn và áp dụng công nghệ thông tin trong việc truy xuất nguồn gốc.
“Với hệ thống mã vạch rõ ràng, người dùng chỉ cần có smartphone là biết được con lợn đó được nuôi dưỡng, giết mổ như thế nào. Với cách làm này, mình hy vọng sẽ mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch đồng thời phát triển nông nghiệp bền vững”, Hưng khẳng định.

Khổng Văn Hưng cùng vợ tại lễ trao giải thưởng Lương Định Của 2018
Năm 2005, Hưng khởi nghiệp khi chỉ có trong tay vài triệu đồng tiết kiệm được từ những ngày đi làm thêm. Số tiền đó chỉ đủ cho anh dựng tạm lán trại nuôi lợn. May mắn khi đó, người chị giái đồng ý bán chịu cho Hưng một đôi lợn nái. Anh dồn tâm sức chăm sóc gây dựng đàn được 8 con. Ngay năm đầu, Hưng lãi hơn 2 triệu đồng từ việc bán lợn giống.
Năm 2007, Hưng mạnh dạn đầu tư nuôi 60 con lợn thương phẩm và nái. Anh tràn trề hy vọng vào một tương lai tốt đẹp. Tuy nhiên, cuối năm đó dịch tai xanh xảy ra. Đàn lợn chết gần hết, trang trại trắng trơn. Số tiền hơn một tỷ đồng đầu tư đội nón ra đi cùng với việc lãi mẹ đẻ lãi con khiến Hưng tay trắng.
Không chán nản, Hưng quyết biến đau thương thành hành động. “Qua thất bại cay đắng đó, mình nhận ra muốn kiếm miếng ăn thì dễ nhưng để làm giàu phải có kiến thức, khoa học kỹ thuật. Kinh nghiệm cha ông để lại chỉ có thể áp dụng từng thời điểm còn kiến thức khoa học là sẽ nền tảng vững chắc cho sự phát triển”, Hưng tâm sự.
Vì vậy, không chỉ gây dựng lại trang trại, Hưng quyết tâm thi đỗ Học viện Nông nghiệp Việt Nam để có thêm kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật. Nếu như năm 2011, Hưng nuôi 200 con lợn nái thì nay trang trại của anh có 3.000 đầu lợn thịt và hơn 300 lợn nái. Đặc biệt, anh đầu tư chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình được áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến bằng nhà lạnh và hệ thống xử lý khép kín, không gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống kiểm soát, theo dõi sức khỏe, tốc độ tăng trưởng của lợn được đầu tư bài bản và đảm bảo các thông số kỹ thuật từ lúc sinh ra đến khi xuất chuồng.
Hiện nay, mô hình trại lợn Hưng May được đánh giá là một trong những trang trại hiện đại nhất miền Bắc, cho doanh thu hơn một tỷ đồng mỗi tháng; tạo việc làm cho 10 lao động với mức lương trung bình 9 triệu đồng/tháng. Vì thế, năm 2018, Hưng trở thành một trong 50 nhà nông trẻ tiêu biểu nhận giải thưởng Lương Định Của.
Mơ ước của Hưng là có thể xuất khẩu lợn đạt chuẩn VietGAP của mình ra thế giới. Vì thế, ngoài tìm hiểu khoa học kỹ thuật, anh còn tích cực học thêm tiếng Anh. Hưng đang hiện thực hóa giấc mơ đó bằng việc sẽ xây dựng lò mổ đạt quy chuẩn và áp dụng công nghệ thông tin trong việc truy xuất nguồn gốc.
“Với hệ thống mã vạch rõ ràng, người dùng chỉ cần có smartphone là biết được con lợn đó được nuôi dưỡng, giết mổ như thế nào. Với cách làm này, mình hy vọng sẽ mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch đồng thời phát triển nông nghiệp bền vững”, Hưng khẳng định.
4.9X chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp thành công ngày từ khi ra trường với trái dừa
Ấp ủ ước mơ khởi nghiệp từ khi còn là sinh viên Trường Đại học Trà Vinh, sau khi ra trường, Lương Mạnh Dương (sinh năm 1991, tại huyện Càng Long, Trà Vinh) đã chọn trái dừa để khởi nghiệp.
Bằng sự sáng tạo, anh Dương đã mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng từ trái dừa.

Anh Lương Mạnh Dương bên sản phẩm dầu dừa nguyên chất
Khởi nghiệp ngay khi ra trường
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, chuyên sản xuất mua bán xơ dừa, anh Dương hiểu nỗi lòng của người trồng dừa ở quê hương mình hơn ai hết. Nỗi khổ chung của người dân trồng dừa là thu nhập từ dừa không đủ để trang trải cuộc sống, thanh niên ở địa phương đổ xô lên Sài Gòn, Bình Dương tìm việc làm... Thực trạng đó khiến anh luôn trăn trở với câu hỏi, làm sao để nâng cao được giá trị cho trái dừa, gia tăng thu nhập cho người dân trồng dừa và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại địa phương.
Cho nên, dù đã tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Kinh doanh từ năm 2014 và đi làm nhiều năm sau đó, anh Dương lại quay về tham gia chương trình khởi nghiệp tại Trường ĐH Trà Vinh và được nhà trường hỗ trợ 20 triệu đồng vì tính khả thi của ý tưởng khởi nghiệp từ trái dừa. Đầu năm 2018, anh Dương trở về quê hương, áp dụng kiến thức từ nhà trường và những kinh nghiệm thực tế để phát triển sự nghiệp kinh doanh của gia đình. Anh cho biết: “Những hỗ trợ từ Trường ĐH Trà Vinh là động lực để tôi cố gắng phát triển ý tưởng khởi nghiệp của mình. Sau đó, Dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cũng đã hỗ trợ gần 800 triệu đồng”.
Lý do chọn trái dừa làm đề án khởi nghiệp của anh Dương xuất phát từ một lần anh tình cờ xem đoạn clip phỏng vấn Tiến sĩ - Bác sĩ Bruce Fife (Trung tâm Nghiên cứu Dầu dừa ở Mỹ - tác giả quyển sách “Coconut Oil Miracle”) về công dụng của dầu dừa đối với sức khỏe và sắc đẹp của con người. “Từ đó, tôi muốn mang lại những sản phẩm chất lượng, giá trị dinh dưỡng cao từ quả dừa và an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng”.
Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi kiến thức qua sách báo, tham vấn từ các chuyên gia cũng như thực hiện thử nghiệm hàng trăm lần, cuối cùng, anh quyết định khởi nghiệp cùng trái dừa cho đến nay.

Anh Dương giới thiệu sản phẩm sản xuất từ dừa trong Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Trà Vinh
Mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm
Hiện tại, Công ty TNHH sản xuất dừa trái Hùng Dương đã và đang phát triển những sản phẩm từ dừa khô và từ các bộ phận của trái dừa như: nước dừa, cơm dừa, gáo dừa, xơ dừa... Đặc biệt là dầu dừa nguyên chất mang lại giá trị dinh dưỡng đích thực cho người tiêu dùng.
Đề án “Sản phẩm dầu dừa nguyên chất thương hiệu Ánh Dương” xuất sắc đoạt giải nhất vòng Trường ĐH Trà Vinh và giải nhì vòng tỉnh cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp do SME Trà Vinh tổ chức. Tuy mong muốn của người kinh doanh là đạt lợi nhuận nhưng anh Dương luôn chọn cân bằng giữa lợi ích của cá nhân và trách nhiệm với cộng đồng. Câu hỏi trăn trở ngày xưa của anh giờ đã tìm được lời giải đáp.
Anh Lương Mạnh Dương cho biết: Công ty hoạt động với phương châm: An toàn - Chất lượng - Trách nhiệm để phát triển bền vững. Anh Dương cũng chia sẻ thêm, giai đoạn đầu khởi nghiệp, gặp không ít khó khăn về tài chính lẫn kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Rất may mắn, anh được ban lãnh đạo Dự án SME Trà Vinh và Trường ĐH Trà Vinh quan tâm và giúp đỡ khi đã mở các lớp hướng dẫn, tập huấn tại vườn ươm doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh. Đồng thời Trường ĐH Trà Vinh và dự án SME còn tổ chức các cuộc thi giúp các ý tưởng khởi nghiệp có cái nhìn tổng quan và thiết thực hơn với sự góp ý, sẻ chia từ các chuyên gia.
Sản phẩm từ trái dừa không lạ, vì thế để có thể thành công được với nó, theo anh Dương, điều kiện tiên quyết là “dám nghĩ, dám làm”, đặc biệt là phải kiên trì, cố gắng. Anh mong trong thời gian tới, dầu dừa nguyên chất Ánh Dương sẽ được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Bật mí về những kế hoạch trong tương lai, anh Dương cho biết đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị từ nguồn vốn được hỗ trợ, phát triển thêm hai sản phẩm mới là son môi từ dầu dừa và rượu dừa...
5.9X khởi nghiệp thành công với nghề... mục đồng
Chàng trai trẻ 9X Nguyễn Văn Đoài, ở thôn 1, xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã bỏ nghề lái xe, về quê khởi nghiệp với nghề mục đồng.
Chàng trai trẻ 9X Nguyễn Văn Đoài, ở thôn 1, xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã bỏ nghề lái xe ô tô tải, lái xe taxi với thu nhập hơn chục triệu đồng mỗi tháng để về quê chăn trâu. Nhiều người ngạc nhiên cho anh là có hướng làm giàu khác người và gọi anh Đoài là bỏ vô lăng về quê làm...mục đồng.

Anh Đoài thu lãi vài chục triệu đồng mỗi năm từ việc vỗ béo đàn trâu.
Anh Nguyễn Văn Đoài sinh năm 1990 trong một gia đình thuần nông ở Bản Vược. Vì hoàn cảnh kinh tế gia đình eo hẹp nên sau khi tốt nghiệp THPT, anh đành từ bỏ giấc mơ thi vào đại học mà lựa chọn đi học nghề lái ô tô. Từ năm 2010, anh bắt đầu công việc lái xe thuê, trong khoảng 3 năm, anh chạy xe hàng rong ruổi khắp các tỉnh phía Bắc rồi sau đó chạy taxi tại thành phố Lào Cai.
Đến năm 2013, anh Đoài xin vào lái xe tại khai trường mỏ thuộc Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền (Bát Xát). Công việc lái xe cho doanh nghiệp lớn với mức lương chục triệu đồng mỗi tháng giúp anh có cuộc sống ổn định. Nhưng đến năm 2016, anh vẫn quyết định bỏ công việc nhiều người mơ ước để về nhà làm trang trại chăn nuôi gia súc, trong đó có nuôi trâu.
Anh Đoài tâm sự rằng khi đưa ra quyết định như thế, nhiều bạn bè đã can ngăn, cha mẹ và người thân cũng không vui lòng nhưng ước mơ đã thôi thúc anh quyết theo con đường đã chọn.
Ban đầu, anh Đoài dành toàn bộ số tiền tích cóp được hơn 100 triệu đồng để nhận chuyển nhượng khoảng 4,6 ha đồi rừng của các hộ tại khu vực làng Xuân Đen và thôn Km 4. Những ngày đầu khởi nghiệp, anh tập trung nuôi ngựa và dê.
Đam mê là một chuyện, nhưng khi bắt tay vào làm, anh Đoài mới nhận ra việc chăn nuôi không hề đơn giản, đàn dê ban đầu khỏe mạnh nhưng về sau sinh bệnh, chết nhiều. Đàn ngựa 15 con ngày càng gầy yếu do anh thiếu kỹ thuật chăm sóc, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ trở nên khó khăn hơn sau những lần thất bại như thế.
Nhưng thất bại không thể hạ gục được anh. Sau mỗi lần không thành công, anh lại phân tích, rút kinh nghiệm và tự bồi dưỡng thêm kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức kỹ thuật chăn nuôi. Cách học hỏi của anh Đoài là thường xuyên theo dõi các bản tin nông nghiệp, đọc sách báo về nông nghiệp, nông thôn và tham quan các mô hình chăn nuôi gia súc như nuôi trâu, bò, dê, ngựa trong tỉnh.
Đã có lần anh Đoài lặn lội về tận tỉnh Ninh Bình, “thủ phủ” của nghề nuôi dê để học tập kinh nghiệm chăm sóc dê, chăn nuôi dê, phòng bệnh cho dê và xây dựng mô hình trang trại nuôi dê. Từ đó, anh quyết định vay thêm tiền từ ngân hàng và vốn từ người thân để mua con giống cùng các điều kiện khác của nghề chăn nuôi.
Anh nắm bắt quy luật thời tiết và tìm hiểu kỹ tập tính, sự thích nghi của đàn dê tại địa bàn chăn nuôi. Anh thực hiện nghiêm quy trình phòng dịch, vệ sinh chuồng trại, tiệt trùng và các khâu khác trong chăn nuôi dê. Đàn dê của anh Đoài vì thế mà ít bị bệnh, sinh sản, phát triển tốt, hiện anh đang tính số lượng thường xuyên khoảng 10 con đẻ trong chuồng.
Những nỗ lực không mệt mỏi của anh đã được đền đáp xứng đáng. Hiện nay, trang trại của anh Đoài luôn duy trì gần 70 con dê thịt và dê sinh sản. Dê của anh Đoài không chỉ có tiếng trong vùng, được nhiều nhà hàng tại Lào Cai lựa chọn mà chính những thương lái ở Ninh Binh cũng tìm đến để mua.
Từ nuôi dê, mỗi năm gia đình anh thu lãi hơn 50 triệu đồng. Đàn trâu vỗ béo cũng cho thu lãi 50 đến 60 triệu đồng. Chia sẻ với chúng tôi về dự định tương lai, chàng thanh niên Nguyễn Văn Đoài cho biết sẽ đầu tư trồng 1 ha cỏ voi để phục vụ chăn nuôi dê, trâu, bò...
Nhận xét về Nguyễn Văn Đoài, anh Vũ Ngọc Công, Bí thư Đoàn xã Bản Vược cho biết: Anh Đoài không chỉ nhanh nhạy, sáng tạo trong làm kinh tế mà còn gương mẫu tham gia các hoạt động, phong trào Đoàn tại địa phương. Bằng những kinh nghiệm có được, anh Đoài sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ những đoàn viên, thanh niên có khát vọng và ý tưởng làm giàu.
Đông Trần tổng hợp (theo Báo Lào Cai/Giaoducthoidai/Baothanhhoa)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sản xuất axit lactic từ phần hạt mít thải bỏ
- Chàng trai miền Tây thu nhập tiền triệu/ngày nhờ trồng sen bán bông
- Khởi nghiệp OCOP từ tình mẫu tử và hạnh phúc gia đình
- 'Bún ngũ sắc' thắng giải khởi nghiệp nông nghiệp
- Khởi nghiệp từ 4 con heo giống, 8X làm chủ trang trại tiền tỷ
- Khởi nghiệp từ 5 triệu đồng, cô gái Nam Định mua nhà, mua ô tô trước năm 30 tuổi
- 8X cất bằng kỹ sư, liều nuôi chim nhả 'vàng trắng', không ngờ trúng lớn
- Cô giáo 8X khởi nghiệp với xà phòng bồ ngót
- Khởi nghiệp thành công với nghề trồng rau quả hữu cơ ở các buôn làng
- Dự án khởi nghiệp cung cấp người giúp việc gia đình
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận