Tài năng trẻ
Khởi nghiệp từ những đồ vật gần gũi
Thứ sáu, 18/10/2019
.jpg)
Từ ý tưởng và niềm đam mê nông nghiệp sạch, Nguyễn Vũ Linh (25 tuổi, ngụ xã Mỹ Thuận, H.Hòn Đất, Kiên Giang) đã khởi nghiệp thành công với các sản phẩm ống hút sậy, chén gáo dừa, quai treo thủy trúc…
9X khởi nghiệp với sản phẩm sinh thái
Từ ý tưởng và niềm đam mê nông nghiệp sạch, Nguyễn Vũ Linh (25 tuổi, ngụ xã Mỹ Thuận, H.Hòn Đất, Kiên Giang) đã khởi nghiệp thành công với các sản phẩm ống hút sậy, chén gáo dừa, quai treo thủy trúc…
.jpg)
Nguyễn Vũ Linh cắt, gọt nguyên liệu tạo ra các sản phẩm chén bằng gáo dừa. Ảnh: Nnguyên Ngọc
Thi đậu Trường ĐH Xây dựng và Trường ĐH Điện lực TP.HCM nhưng Linh lại đăng ký nhập ngũ trong quân đội. Sau khi xuất ngũ, anh thử sức mình bằng việc cộng tác cho các công ty sản xuất, kinh doanh thảo mộc và sản phẩm tự nhiên ở Trà Vinh, Long An. Vừa làm, vừa học, vừa ứng dụng thực tế, Linh nhận thấy việc tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường không chỉ mang lợi nhuận mà còn góp phần giảm thiểu rác thải, nhất là rác không phân hủy được.
Linh lập nghiệp từ các sản phẩm làm bằng nguồn nguyên liệu tự nhiên tại địa phương như: sậy, trúc, gáo dừa… Linh kể: “Lúc mới về đây làm, ai cũng nhìn tôi cười hỏi làm cái gì vậy, bán được không, bán cho ai. Tôi không buồn mà chỉ mỉm cười và tiếp tục theo đuổi công việc của mình. Khi mọi người thấy sản phẩm thì sẽ hiểu tôi làm gì thôi”.
Đến nay, thị trường Hà Nội, TP.HCM, Cà Mau, Kiên Giang đều có bán sản phẩm của Linh. Hơn 2.000 chiếc quai treo bằng cây thủy trúc, hơn 3.000 ống hút bằng cây sậy, hơn 1.000 chiếc chén, muỗng bằng gáo dừa đã được bán, mang lại thu nhập đáng kể. Đặc biệt, 500 chiếc chén, muỗng bằng gáo dừa được xuất sang Singapore là động lực rất lớn cho Linh tiếp tục phấn đấu.
Linh cho biết máy móc để làm ra các sản phẩm này khá đơn giản. Linh mua các loại máy cắt, gọt... về rồi tự thêm sắt, thép “chế biến” lại thành chiếc máy phù hợp với yêu cầu làm sản phẩm. Còn vỏ trái dừa thì khá rẻ, sậy và thủy trúc mọc tự nhiên nên không tốn tiền mua. Thủy trúc chẻ, phơi khô và gia công thắt quai có chất lượng bền, dai hơn so với các loại dây khác. Ống hút sậy thì qua các khâu phơi, cắt, gọt, mài và xử lý vệ sinh ống là có thể sử dụng. Riêng chén và muỗng bằng gáo dừa thì kỳ công hơn do phải mài cho ra bề mặt bóng, nhẵn và đẹp. Những sản phẩm này, Linh đã đăng ký thương hiệu mang tên “Trứng”.
“Tôi đang ấp ủ dự định lớn hơn về ứng dụng nguyên liệu chitosan tạo ra các sản phẩm nhựa sinh học có thể tự hủy, không ô nhiễm môi trường. Tôi đang nghiên cứu và các thí nghiệm bước đầu đã có kết quả khả quan. Cái tôi cần là thời gian để hoàn thiện ý tưởng và nguồn vốn cho dự án mới này”, Linh chia sẻ.
Khởi nghiệp với giấy báo cũ
Tận dụng giấy báo cũ, chị Bùi Ngọc Ánh Tuyết (38 tuổi, ngụ P.9, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) đã làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và thời trang, thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng.
.jpg)
Chị Tuyết cùng sản phẩm sọt từ giấy. Ảnh: Duy Tân
Chị Tuyết kể lúc nhỏ thường được ông bà làm cho những đồ chơi bằng giấy như: mặt nạ, chong chóng... Lớn lên, chị mày mò học hỏi và làm theo. Khi công ăn việc làm ổn định, lúc rảnh rỗi chị thường lấy giấy đan thành ra những chiếc rổ và bông hoa xinh xắn… tặng bạn bè, người thân. Nhờ sản phẩm đẹp mắt nên một số người thích và đặt mua.
Khi số lượng đặt hàng ngày càng nhiều, chị Tuyết quyết định thực hiện mô hình tái chế phế liệu, biến chúng thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ để kinh doanh. “Nhiều lúc đi ngoài đường, thấy người ta đọc báo rồi bỏ bay tứ tung rất nhếch nhách. Từ đó tôi nảy sinh ý tưởng thu mua giấy báo cũ để làm các sản phẩm thủ công thay thế đồ nhựa, hạn chế tình trạng rác thải nhựa ra môi trường”, chị Tuyết chia sẻ.
Hiện chị Tuyết đã tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ và thời trang như: tranh, chụp đèn, rổ, lọ hoa, lót ly, thùng rác, túi xách, cài tóc, vòng hoa... Mỗi sản phẩm đều được chăm chút từng đường nét, trang trí hình ảnh với những mô hình lưu niệm đặc trưng về di tích văn hóa của tỉnh Vĩnh Long và nhận thiết kế sản phẩm theo yêu cầu khách hàng. Sản phẩm được bày bán tại các điểm du lịch ở Vĩnh Long và một số tỉnh thành.
Để sản phẩm đủ cung ứng ra thị trường, vừa qua chị Tuyết đã đầu tư mở xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, chị còn nhận dạy nghề miễn phí, cùng với đó tạo công ăn việc làm cho gần 200 lao động tại địa phương.
Mỗi tháng, chị Tuyết bán ra thị trường hơn 1.000 sản phẩm các loại, với giá dao động từ vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng mỗi sản phẩm. “Tôi đang chuẩn bị đưa ra thị trường 2 dòng sản phẩm mới, đó là: tượng doanh nhân làm từ bột giấy; dép kẹp làm từ giấy cũ, xơ dừa và lục bình”, chị Tuyết thông tin thêm.
.jpg)
Chị Tuyết cùng sản phẩm sọt từ giấy. Ảnh: Duy Tân
Chị Tuyết kể lúc nhỏ thường được ông bà làm cho những đồ chơi bằng giấy như: mặt nạ, chong chóng... Lớn lên, chị mày mò học hỏi và làm theo. Khi công ăn việc làm ổn định, lúc rảnh rỗi chị thường lấy giấy đan thành ra những chiếc rổ và bông hoa xinh xắn… tặng bạn bè, người thân. Nhờ sản phẩm đẹp mắt nên một số người thích và đặt mua.
Khi số lượng đặt hàng ngày càng nhiều, chị Tuyết quyết định thực hiện mô hình tái chế phế liệu, biến chúng thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ để kinh doanh. “Nhiều lúc đi ngoài đường, thấy người ta đọc báo rồi bỏ bay tứ tung rất nhếch nhách. Từ đó tôi nảy sinh ý tưởng thu mua giấy báo cũ để làm các sản phẩm thủ công thay thế đồ nhựa, hạn chế tình trạng rác thải nhựa ra môi trường”, chị Tuyết chia sẻ.
Hiện chị Tuyết đã tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ và thời trang như: tranh, chụp đèn, rổ, lọ hoa, lót ly, thùng rác, túi xách, cài tóc, vòng hoa... Mỗi sản phẩm đều được chăm chút từng đường nét, trang trí hình ảnh với những mô hình lưu niệm đặc trưng về di tích văn hóa của tỉnh Vĩnh Long và nhận thiết kế sản phẩm theo yêu cầu khách hàng. Sản phẩm được bày bán tại các điểm du lịch ở Vĩnh Long và một số tỉnh thành.
Để sản phẩm đủ cung ứng ra thị trường, vừa qua chị Tuyết đã đầu tư mở xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, chị còn nhận dạy nghề miễn phí, cùng với đó tạo công ăn việc làm cho gần 200 lao động tại địa phương.
Mỗi tháng, chị Tuyết bán ra thị trường hơn 1.000 sản phẩm các loại, với giá dao động từ vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng mỗi sản phẩm. “Tôi đang chuẩn bị đưa ra thị trường 2 dòng sản phẩm mới, đó là: tượng doanh nhân làm từ bột giấy; dép kẹp làm từ giấy cũ, xơ dừa và lục bình”, chị Tuyết thông tin thêm.
Hoàng Ngọc tổng hợp (Theo Thanh niên)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sản xuất axit lactic từ phần hạt mít thải bỏ
- Chàng trai miền Tây thu nhập tiền triệu/ngày nhờ trồng sen bán bông
- Khởi nghiệp OCOP từ tình mẫu tử và hạnh phúc gia đình
- 'Bún ngũ sắc' thắng giải khởi nghiệp nông nghiệp
- Khởi nghiệp từ 4 con heo giống, 8X làm chủ trang trại tiền tỷ
- Khởi nghiệp từ 5 triệu đồng, cô gái Nam Định mua nhà, mua ô tô trước năm 30 tuổi
- 8X cất bằng kỹ sư, liều nuôi chim nhả 'vàng trắng', không ngờ trúng lớn
- Cô giáo 8X khởi nghiệp với xà phòng bồ ngót
- Khởi nghiệp thành công với nghề trồng rau quả hữu cơ ở các buôn làng
- Dự án khởi nghiệp cung cấp người giúp việc gia đình
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận