Khởi nghiệp với 50 triệu, bí quyết để thành công

Thứ sáu, 04/08/2017

Đây là vấn đề được bàn luận rất sôi nổi trên các diễn đàn, mạng xã hội, báo chí hay thậm chí là những buổi cà phê tán gẫu. Khi mà những tin tức, bài viết về các tấm gương khởi nghiệp, những người trẻ kinh doanh thành công thì ở đâu đó cũng sẽ có những người đã và đang muốn thực hiện ý định khởi nghiệp.
Đây là vấn đề được bàn luận rất sôi nổi trên các diễn đàn, mạng xã hội, báo chí hay thậm chí là những buổi cà phê tán gẫu. Khi mà những tin tức, bài viết về các tấm gương khởi nghiệp, những người trẻ kinh doanh thành công thì ở đâu đó cũng sẽ có những người đã và đang muốn thực hiện ý định khởi nghiệp.
 


Nếu bạn đang tự hỏi liệu với 50, 100 hay X triệu nhàn rỗi thì có thể kinh doanh gì thì bạn nên đọc bài viết này
Đây là vấn đề được bàn luận rất sôi nổi trên các diễn đàn, mạng xã hội, báo chí hay thậm chí là những buổi cà phê tán gẫu. Khi mà những tin tức, bài viết về các tấm gương khởi nghiệp, những người trẻ kinh doanh thành công thì ở đâu đó cũng sẽ có những người đã và đang muốn thực hiện ý định khởi nghiệp.
Trước tiên, những người thường hỏi câu hỏi này là ai? Phải kể đến đầu tiên là những người làm các công việc văn phòng, đa phần họ là những người làm công ăn lương, số tiền nhàn rỗi này họ có được do phần lớn là tiết kiệm hoặc được tặng từ ai đó. Trước đó họ hầu như chưa có suy nghĩ về kinh doanh nhưng hiện tại thì lại muốn dùng khoản tiền này để đầu tư vào một lĩnh vực nào đó để sinh lời hơn là gửi lãi ngân hàng.
Nguyên nhân xuất phát chủ yếu đến từ việc những người này muốn thoát khỏi kiếp đi làm công ăn lương, muốn được tự do tài chính và thời gian. Một lý do khác là trào lưu khởi nghiệp đang lên cao, bao nhiêu thông tin về những con người với số vốn đầu tư ít ỏi đã đạt được thành công và có thu nhập mơ ước. Điều này càng làm nhiều bạn muốn nhảy từ vùng an toàn ổn dịnh sang vùng mạo hiểm nhằm tìm kiếm vận may trong kinh doanh.
Vậy đâu là câu hỏi để các bạn có thể xác định được việc mình sắp làm sẽ giúp mình đổi đời, hay nó sẽ khiến bạn rơi vào một cơn ác mộng kinh hoàng.

Câu hỏi đầu tiên mà bạn nên trả lời là bạn có sẵn sàng chấp nhận thất bại không?
Theo thống kê thì hơn 90% các dự án thất bại ngay trong năm đầu tiên và chỉ còn khoảng 2% tồn tại sau hai năm. Một con số thực sự đau lòng và đáng suy nghĩ. Bạn sẽ làm gì để được chen chân vào nhóm 2% còn sống sót này?
Việc khởi nghiệp sẽ lấy của bạn đi rất nhiều thứ, đó là: “thời gian, tiền bạc và cả công sức”. Rất nhiều bạn khi chuẩn bị thực hiện một kế hoạch kinh doanh, các bạn đó đều cho rằng đó là một kế hoạch rất hay và tỉ lệ thành công là rất cao. Do vậy các bạn sẽ không lường trước các cảm xúc khó khăn hay thất bại ,và khi xảy ra sự cố thì ngay lập tức họ sẽ có tâm lý buông bỏ ngay lập tức.
Vậy nên hãy xem số tiền bạn đầu tư như là một sự thử nghiệm. Nghe đến đây nhiều bạn sẽ phản ứng rất gay gắt vì số tiền mà họ đem ra để kinh doanh là số tiền họ tiết kiệm rất vất vả, dành dụm thì lâu. Đó là tiền mồ hôi nước mắt công sức biết bao năm dành dụm mới có, sao lại nghĩ thử nghiệm như vậy được.
Nhưng bạn ơi, thực sự kinh doanh là một công việc không phải cứ làm là được ngay, nếu bạn càng sợ mất tiền thì bạn lại càng không muốn tiêu tiền trong đầu tư kinh doanh. Cho nên hãy suy nghĩ thật kỹ về điều này.

Một câu hỏi khác mà nhiều bạn hay hỏi là: “Tôi nên bán sản phẩm nào?”
Nếu có nhu cầu thì sẽ có sản phẩm cho nên vấn đề là bạn có sẵn sàng làm hay không? Một ví dụ điển hình là việc bạn mua nông sản ở địa phương này và vận chuyển sang nơi khác để bán. Sản phẩm bán không quan trọng bằng cách bán. Có những người chỉ bán nước mía với giá 5 nghìn đồng 1 ly nhưng một ngày doanh thu có thể lên đến vài triệu đồng. Cái quan trọng là bạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Khi bạn đáp ứng được nhu cầu càng lớn thì lợi nhuận của bạn sẽ càng cao.
Vậy lúc này sẽ nảy sinh câu hỏi là tôi nên Làm sản phẩm trước hay tìm kiếm nhu cầu trước?
Một câu chuyện ví dụ: Bạn có ý tưởng làm dao cạo râu, Bạn đầu tư tiền bạc và thời gian để làm ra sản phẩm thật tốt, phương châm là khi sản phẩm bạn bước ra thị trương thì sẽ tạo sự chuyên nghiệp nhất đối với người tiêu dùng, mọi người sẽ thay phiên mua sản phẩm của bạn, bạn sẽ được coi là thành công và mọi người ngưỡng mộ bạn. Đây cũng là một suy nghĩ mang tính chất chủ quan của nhiều anh chị, đó là chỉ cần sản phẩm tốt thì có thể thành công.
Thực sự để chiếm lấy cảm tình của khách hàng là một điều rất khó, còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố không đến từ sản phẩm. Vậy nên hãy tìm hiểu nhu cầu thực và giá trị cốt lõi mà khách hàng muốn trong sản phẩm đó rồi hãy tạo ra sản phẩm.
Bên cạnh đó, thế giới thật rộng lớn, có thể sản phẩm của bạn đã được bán ở một nơi khác rồi, bạn nên tìm hiểu xem nó có phù hợp với nơi bạn sống và có thể phát triển được không, hãy thay đổi sản phẩm lại để phù hợp với khách hàng của bạn.

Bạn có Năng động linh hoạt không?
Nếu bạn là một người thích an nhàn ổn định, thì theo tôi bạn nên tìm đến những kênh an toàn để đầu tư hơn là tự kinh doanh, vì sao? Vì những kênh an toàn cho lợi nhuận có thể không cao nhưng mức rủi ro là thấp.
Đối với kinh doanh thì mức rủi ro là lớn hơn, nếu bạn mang tính cách ổn định vào kinh doanh thì bạn sẽ bị sốc khi phải gặp nhiều vấn đề phát sinh, khi đó bạn sẽ rất khó để có thể ra quyết định nhanh, chính xác và mạo hiểm

Tầm nhìn của bạn như thế nào?
Có một sự thật là thành công là điều không dễ dàng và bạn phải đánh đổi nhiều thứ để có được nó. Đó có thể là những đêm mất ngủ khi bạn mất tiền quảng cáo mà không có đơn hàng, hay những sự cố không đáng có trong các công việc hằng ngày.
Tuy nhiên nếu bạn có tầm nhìn thì những khó khăn bây giờ đều nằm trong sự tính toán của bạn. Hơn ai hết, bạn hiểu mình đang ở đâu và đang cần đi về đâu, mọi sự góp ý hay cố vấn chỉ đúng một phần. Nếu bạn không nhìn ra được hướng đi như thế nào thì thật khó để bạn có thể kinh doanh thành công.
Nếu bạn đã muốn kinh doanh, lời khuyên dành cho bạn là trong khi đang còn dành dụm tiền, hãy tranh thủ tập quan sát và tìm hiểu thị trường, việc lên mạng xã hội hỏi những câu như vậy cũng giống như câu chuyện thầy bói xem voi, ai cũng nói được nhưng chỉ nói được một phần, chính bạn mới là người hiểu rõ nhất về bản thân và khả năng của mình.
Như vậy thì dù với số vốn khi bắt đầu là 50, 100 hay bao nhiêu đi nữa thì kinh doanh thì bạn có thể làm được.

4 bài học người khởi nghiệp cần biết để không đi vào "vết xe đổ"
1. Cách tạo ra và quản lý tiền bạc
Nhiều nhà khởi nghiệp bắt đầu chạy một công ty mà không hề biết cách quản lý các nguồn lực của họ. Chẳng hạn như Kamil Faizi (Singapore) từng không biết làm thế nào để gọi vốn khi mở Công ty cung cấp sản phẩm quảng cáo tùy chỉnh Challenge Coins 4 U. “Tôi ước có thể biết được cách gọi vốn. Lúc đó, việc kiếm tiền rất khó khăn, chúng tôi phải chi tiêu rất tiết kiệm từ nguồn doanh thu bán hàng”, Faizi nói.
Leticia Mooney – nhà sáng lập, CEO Công ty chiến lược nội dung Brutal Pixie (Úc) cũng ước rằng mình có được các kiến thức tài chính sớm hơn. “Đây là điều khó nhất mà tôi đã học được, bởi vì tôi xuất thân từ lĩnh vực phi tài chính. Hiện tại tôi vẫn còn đang phải học hỏi. Và tôi nghĩ rằng nếu tất cả các doanh nhân đều đầu tư đúng mức cho kiến thức tài chính ngay từ những ngày đầu, sẽ có nhiều doanh nghiệp thành công hơn”, Mooney chia sẻ.
2. Cách lãnh đạo và làm việc cùng đội ngũ
Khi thành lập công ty cách đây 6 năm, Jason Acidre – nhà đồng sáng lập, CEO Công ty tiếp thị kỹ thuật số Xight Interactive (Manila, Philippines) đã biết khá nhiều về cách vận hành một doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính vì biết nhiều thứ như vậy nên Acidre đã tự mình làm hết mọi thứ và không biết cách ủy thác cho người khác.
“Khi làm chủ doanh nghiệp, bạn phải biết cách sử dụng thời gian hiệu quả. Để doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô, bạn buộc phải đặt năng lượng và tâm trí vào những phần việc giúp tạo ra tác động lớn đến nhiều người, bao gồm khách hàng, đội ngũ, và chính bản thân mình. Điều này đồng nghĩa với việc phải tin tưởng và giao phó cho đội ngũ nhân viên làm những phần việc mà thời gian không cho phép bạn làm, và đảm bảo mỗi thành viên đó có thể thực thi thật hiệu quả”, Acidre cho biết.

3. Cách thoát ra khỏi các phương thức cũ
Liam McCance làm trong lĩnh vực quảng cáo đã 12 năm, và từng tuân thủ tất cả các quy định về thời gian làm việc, số ngày nghỉ phép… “Nhưng rồi tôi nhận ra những khuôn khổ này khiến nhân viên khó phát triển được tiềm năng của mình”, McCance nói. Và đây chính là lý do tại sao Subscribe to Food - công ty riêng của ông, có trụ sở ở Singapore - cung cấp cho nhân viên chế độ làm việc rất linh hoạt.
“Chúng tôi vẫn có không gian văn phòng, nhưng cho phép nhân viên có thể làm việc linh hoạt tại nhà, với chế độ nghỉ phép không giới hạn và cho họ thưởng thức miễn phí các loại thực phẩm và đồ uống ngon”, McCance tiết lộ. Chế độ đãi ngộ hấp dẫn này đã giúp Công ty thu hút được nhiều nhân tài – những người sẵn sàng làm việc chăm chỉ và không ngại thử nghiệm những ý tưởng mới.
“Chủ các doanh nghiệp mới không bị buộc phải tuân theo các cách làm cũ. Hãy tạo ra một văn hóa làm việc phù hợp với thực tiễn công ty”, Liam McCance nhận định từ kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp riêng.

4. Định hướng rõ ràng cho dịch vụ/sản phẩm
Khi mở Công ty Hedge and Hog Prints, Pragya Agarwal (người Anh) có cách tiếp cận khá đơn giản. Agarwal không nghĩ nhiều đến USP (Unique Selling Point: đặc điểm bán hàng độc nhất, yếu tố làm nên sự khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ) hoặc thậm chí là đối tượng khách hàng tiềm năng mình nhắm đến. “Tôi thiết kế nên các sản phẩm nghệ thuật và nghĩ rằng những người yêu thích nghệ thuật giống như mình sẽ thích chúng”, Pragya Agarwal viết trên trang blog cá nhân.
Nhưng khi doanh nghiệp phát triển, Agarwal buộc phải đánh giá lại công việc kinh doanh và đưa ra định hướng rõ ràng hơn: “Từ trải nghiệm cá nhân, tôi nghĩ về tuổi tác, tình trạng tài chính, giới tính, sở thích của khách hàng, và quan trọng nhất là điều gì sẽ thúc đẩy họ mua sản phẩm. Tôi nghĩ những điều này nên được đầu tư thật kỹ ngay từ đầu”.
Hoàng Trang tổng hợp (Nguồn cafebiz.vn)
 

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×