Tài năng trẻ
Khởi nghiệp xây dựng thương hiệu “sữa không có gì ngoài sữa”
Thứ tư, 20/09/2017

Làm sao một thương hiệu nhỏ có thể sống sót, không ngừng phát triển trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với những doanh nghiệp lớn của ngành sữa
Làm sao một thương hiệu nhỏ có thể sống sót, không ngừng phát triển trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với những doanh nghiệp lớn của ngành sữa? Sau 5 năm thành lập, khách hàng của Familk vẫn nhận được những chai sữa “không gì ngoài sữa” với chất lượng sản phẩm lẫn cách chăm sóc tận tình dành cho người thân như ngày mới bắt đầu.
.jpg)
Bán sữa vì muốn uống sữa
Trò chuyện với Hoàng Xuân Thảo, nhà sáng lập và giám đốc điều hành Familk, kênh Khoa học phổ thông có câu trả lời cho hành trình kiên trì gìn giữ giá trị cốt lõi của thương hiệu sữa thanh trùng tư nhân này.
Hơn 5 năm trước, Thảo tự hỏi bản thân: “Sữa là một thị trường rộng lớn và tại sao nhiều người uống sữa mà mình phải uống nước lã?”. Cô gái 24 tuổi ấy đã ấp ủ ý định xây dựng một thương hiệu với sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho mọi người bằng những chai sữa tươi giữ nguyên lớp váng sữa từ khi vắt cho đến lúc trao tận tay khách hàng.
Familk được sinh ra từ khao khát tình cảm gia đình, được chăm sóc người khác của một đứa con sinh ra trong gia đình có 11 anh chị em, lớn lên trong vòng tay của ông bà, cậu dì vì ba mẹ quá bận rộn mưu sinh.
Trên nền tảng đó, Familk đã có một hướng đi gây ấn tượng từ ngày đầu. Những chai sữa thanh trùng luôn tươi ngon có dung tích 300 ml, được đóng bằng nút gỗ, phần nhãn đính kèm là lời nhắn nhủ viết tay đầy ấm áp, chân tình như của một người em/ cháu/ con trìu mến gửi đến anh chị/ cô cậu/ cha mẹ. Rõ ràng, Familk không chỉ bán sữa, dù slogan của họ là “không gì ngoài sữa”. Những chàng trai giao sữa, những cô gái chuyên trách việc chăm sóc khách hàng, đội ngũ sáng tạo, quản lý chất lượng sản phẩm, bộ phận sản xuất đã cùng người sáng lập chăm chút cho từng chai sữa như một món quà được làm nên từ tấm lòng chăm sóc người thân của chính mình.
Nhìn váo cách làm của Familk có vẻ đơn giản, vì thế nhiều người xem là bản gốc để nhen nhóm ý định kinh doanh tương tự nhưng rồi tất cả đều không trụ nổi quá 6 tháng. “Mình không sợ bị cạnh tranh với các đối thủ lấy Familk làm mẫu. Ngược lại, mình còn hy vọng họ làm tốt hơn để khách hàng có nhiều lựa chọn. Nhìn qua, ai cũng nghĩ chắc dễ và đơn giản, chỉ là sữa tươi được nấu lên rồi đóng chai, giữ lạnh thôi mà. Nhưng không, Familk phải xây dựng quy trình từ an toàn vệ sinh thực phẩm cho sữa, chai thủy tinh, nút... đến sản xuất, kinh doanh, chăm sóc khách hàng...” – Xuân Thảo chia sẻ.
Trên con đường thành công không có chạm nghỉ tên nản chí
“Không quá khó để làm nên điều vĩ đại, chỉ cần làm tốt từng việc nhỏ” – Đây là triết lý sống và kinh doanh của nữ doanh nhân sinh năm 1987 này.

Hoàng Xuân Thảo và nhân viên tại Milkbar
Tuy nhìn ra được thị trường rộng lớn, chọn được cách đi riêng biệt nhưng sau 2 năm tạo được tên tuổi, nữ thủ lĩnh nhận thấy Familk phải có một hướng đi rõ ràng hơn. Tuy nhận không ít lời đề nghị góp vốn đầu tư hay chuyển nhượng quyền kinh doanh, một số đến từ chính khách hàng vì quá yêu cũng như nhìn thấy tiềm năng của Familk nhưng Thảo không vội vàng nhận lời bởi cô không muốn đánh đổi giá trị cốt lõi - phục vụ số lượng có hạn để chăm sóc chu đáo - mà cô đã dày công xây dựng.
Có lúc Thảo gần như bế tắc trong suốt thời gian dài. Đã có đôi lần, cô chủ nhỏ muốn ngừng lại vì nguồn sữa sạch trên thị trường không nhiều do đã được bao tiêu gần như toàn bộ, cũng như nỗi lo đối đầu trực diện với những tập đoàn lớn.
Nhưng sau giai đoạn khủng hoảng ấy, Thảo lại tiếp tục kiên trì và tìm được hướng phát triển tối ưu. Trở thành đối tác chiến lược của những công ty tổ chức sự kiện, nhà hàng, khách sạn... đồng thời nhân giống đầu mối cung cấp sữa tươi đóng chai đến tận tay người tiêu dùng với quy mô tương tự ở TP.HCM – vài trăm chai một ngày để đảm bảo chất lượng là lựa chọn thông minh để bảo toàn hạt nhân của Familk.
Milkbar - một ngôi nhà gỗ nhỏ xinh, ở đó có bán sữa, vài món nhẹ nhàng cho bữa sáng - đã được sinh ra để người dùng được trải nghiệm các sản phẩm được làm từ sữa tươi. Sắp tới, mô hình này sẽ được nhân rộng nhằm chào đón nhiều khách hàng ở những vùng miền khác nhau.
Hiện Familk đang trong quá trình chuẩn hóa quy trình, xây dựng hệ thống, check list, biểu mẫu tuyển dụng, phân vai cho từng bộ phận... Đây là cơ sở nền tảng mà những ai muốn cùng Xuân Thảo chung sức nuôi Familk trong vai trò đồng sở hữu cần phải đồng thuận khi hợp tác. “Bản thân Familk đã là chiếc màng lọc với tôn chỉ, tiêu chí hoạt động rõ ràng, cộng với quy trình riêng này, mình hy vọng sẽ tìm được những đối tác cùng chung chí hướng nhưng không đòi hỏi thay đổi tôn chỉ kinh doanh mà mình đã theo đuổi bấy lâu” – cô cho biết.
Làm việc với Thảo không dễ, bởi cô là người làm việc say mê với nụ cười thường trực trên môi nhưng luôn đòi hỏi sự hoàn hảo đến từng chi tiết lại tỉ mẩn, cầu toàn. Vậy nên cô chọn người khá kỹ, từ đối tác đến nhân viên. Họ không chỉ thỏa mãn được những yêu cầu về chuyên môn, tài chính mà phải đáp ứng được các tiêu chí ngoại vi khác. Chẳng hạn, nhà cung cấp nguyên liệu sữa tươi cho Familk 5 năm nay là đôi vợ chồng với 27 năm kinh nghiệm trong nghề và người chồng có kiến thức uyên bác, còn người vợ tính tình dễ thương, cởi mở. Nhân viên của Familk đều phải trải qua những bài kiểm tra bất ngờ để thấy được con người thật với những ưu – khuyết điểm.
Đây là cách nữ doanh nhân gốc Hà Tĩnh áp dụng vốn kiến thức tích lũy sau 4 năm theo học thiền, rèn luyện cách quan sát, óc phân tích hàng ngày. Dù vậy, cô vẫn gặp thử thách khi quản lý đồng thời hai nhóm lao động chân tay và trí thức. Nhưng Thảo là con người của giải pháp, nếu vấn đề xuất hiện, cô sẽ tìm hiểu nguyên nhân, nghĩ cách xử lý kịp thời sau đó mới rút kinh nghiệm. Hẳn nhờ cách nhìn cuộc sống cởi mở, sẵn lòng đón chào những mối nhân duyên và tin tưởng vào luật hấp dẫn của năng lượng tích cực, Thảo luôn mang đến nguồn năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh cô.
.jpg)
Bán sữa vì muốn uống sữa
Trò chuyện với Hoàng Xuân Thảo, nhà sáng lập và giám đốc điều hành Familk, kênh Khoa học phổ thông có câu trả lời cho hành trình kiên trì gìn giữ giá trị cốt lõi của thương hiệu sữa thanh trùng tư nhân này.
Hơn 5 năm trước, Thảo tự hỏi bản thân: “Sữa là một thị trường rộng lớn và tại sao nhiều người uống sữa mà mình phải uống nước lã?”. Cô gái 24 tuổi ấy đã ấp ủ ý định xây dựng một thương hiệu với sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho mọi người bằng những chai sữa tươi giữ nguyên lớp váng sữa từ khi vắt cho đến lúc trao tận tay khách hàng.
Familk được sinh ra từ khao khát tình cảm gia đình, được chăm sóc người khác của một đứa con sinh ra trong gia đình có 11 anh chị em, lớn lên trong vòng tay của ông bà, cậu dì vì ba mẹ quá bận rộn mưu sinh.
Trên nền tảng đó, Familk đã có một hướng đi gây ấn tượng từ ngày đầu. Những chai sữa thanh trùng luôn tươi ngon có dung tích 300 ml, được đóng bằng nút gỗ, phần nhãn đính kèm là lời nhắn nhủ viết tay đầy ấm áp, chân tình như của một người em/ cháu/ con trìu mến gửi đến anh chị/ cô cậu/ cha mẹ. Rõ ràng, Familk không chỉ bán sữa, dù slogan của họ là “không gì ngoài sữa”. Những chàng trai giao sữa, những cô gái chuyên trách việc chăm sóc khách hàng, đội ngũ sáng tạo, quản lý chất lượng sản phẩm, bộ phận sản xuất đã cùng người sáng lập chăm chút cho từng chai sữa như một món quà được làm nên từ tấm lòng chăm sóc người thân của chính mình.
Nhìn váo cách làm của Familk có vẻ đơn giản, vì thế nhiều người xem là bản gốc để nhen nhóm ý định kinh doanh tương tự nhưng rồi tất cả đều không trụ nổi quá 6 tháng. “Mình không sợ bị cạnh tranh với các đối thủ lấy Familk làm mẫu. Ngược lại, mình còn hy vọng họ làm tốt hơn để khách hàng có nhiều lựa chọn. Nhìn qua, ai cũng nghĩ chắc dễ và đơn giản, chỉ là sữa tươi được nấu lên rồi đóng chai, giữ lạnh thôi mà. Nhưng không, Familk phải xây dựng quy trình từ an toàn vệ sinh thực phẩm cho sữa, chai thủy tinh, nút... đến sản xuất, kinh doanh, chăm sóc khách hàng...” – Xuân Thảo chia sẻ.
Trên con đường thành công không có chạm nghỉ tên nản chí
“Không quá khó để làm nên điều vĩ đại, chỉ cần làm tốt từng việc nhỏ” – Đây là triết lý sống và kinh doanh của nữ doanh nhân sinh năm 1987 này.

Hoàng Xuân Thảo và nhân viên tại Milkbar
Tuy nhìn ra được thị trường rộng lớn, chọn được cách đi riêng biệt nhưng sau 2 năm tạo được tên tuổi, nữ thủ lĩnh nhận thấy Familk phải có một hướng đi rõ ràng hơn. Tuy nhận không ít lời đề nghị góp vốn đầu tư hay chuyển nhượng quyền kinh doanh, một số đến từ chính khách hàng vì quá yêu cũng như nhìn thấy tiềm năng của Familk nhưng Thảo không vội vàng nhận lời bởi cô không muốn đánh đổi giá trị cốt lõi - phục vụ số lượng có hạn để chăm sóc chu đáo - mà cô đã dày công xây dựng.
Có lúc Thảo gần như bế tắc trong suốt thời gian dài. Đã có đôi lần, cô chủ nhỏ muốn ngừng lại vì nguồn sữa sạch trên thị trường không nhiều do đã được bao tiêu gần như toàn bộ, cũng như nỗi lo đối đầu trực diện với những tập đoàn lớn.
Nhưng sau giai đoạn khủng hoảng ấy, Thảo lại tiếp tục kiên trì và tìm được hướng phát triển tối ưu. Trở thành đối tác chiến lược của những công ty tổ chức sự kiện, nhà hàng, khách sạn... đồng thời nhân giống đầu mối cung cấp sữa tươi đóng chai đến tận tay người tiêu dùng với quy mô tương tự ở TP.HCM – vài trăm chai một ngày để đảm bảo chất lượng là lựa chọn thông minh để bảo toàn hạt nhân của Familk.
Milkbar - một ngôi nhà gỗ nhỏ xinh, ở đó có bán sữa, vài món nhẹ nhàng cho bữa sáng - đã được sinh ra để người dùng được trải nghiệm các sản phẩm được làm từ sữa tươi. Sắp tới, mô hình này sẽ được nhân rộng nhằm chào đón nhiều khách hàng ở những vùng miền khác nhau.
Hiện Familk đang trong quá trình chuẩn hóa quy trình, xây dựng hệ thống, check list, biểu mẫu tuyển dụng, phân vai cho từng bộ phận... Đây là cơ sở nền tảng mà những ai muốn cùng Xuân Thảo chung sức nuôi Familk trong vai trò đồng sở hữu cần phải đồng thuận khi hợp tác. “Bản thân Familk đã là chiếc màng lọc với tôn chỉ, tiêu chí hoạt động rõ ràng, cộng với quy trình riêng này, mình hy vọng sẽ tìm được những đối tác cùng chung chí hướng nhưng không đòi hỏi thay đổi tôn chỉ kinh doanh mà mình đã theo đuổi bấy lâu” – cô cho biết.
Làm việc với Thảo không dễ, bởi cô là người làm việc say mê với nụ cười thường trực trên môi nhưng luôn đòi hỏi sự hoàn hảo đến từng chi tiết lại tỉ mẩn, cầu toàn. Vậy nên cô chọn người khá kỹ, từ đối tác đến nhân viên. Họ không chỉ thỏa mãn được những yêu cầu về chuyên môn, tài chính mà phải đáp ứng được các tiêu chí ngoại vi khác. Chẳng hạn, nhà cung cấp nguyên liệu sữa tươi cho Familk 5 năm nay là đôi vợ chồng với 27 năm kinh nghiệm trong nghề và người chồng có kiến thức uyên bác, còn người vợ tính tình dễ thương, cởi mở. Nhân viên của Familk đều phải trải qua những bài kiểm tra bất ngờ để thấy được con người thật với những ưu – khuyết điểm.
Đây là cách nữ doanh nhân gốc Hà Tĩnh áp dụng vốn kiến thức tích lũy sau 4 năm theo học thiền, rèn luyện cách quan sát, óc phân tích hàng ngày. Dù vậy, cô vẫn gặp thử thách khi quản lý đồng thời hai nhóm lao động chân tay và trí thức. Nhưng Thảo là con người của giải pháp, nếu vấn đề xuất hiện, cô sẽ tìm hiểu nguyên nhân, nghĩ cách xử lý kịp thời sau đó mới rút kinh nghiệm. Hẳn nhờ cách nhìn cuộc sống cởi mở, sẵn lòng đón chào những mối nhân duyên và tin tưởng vào luật hấp dẫn của năng lượng tích cực, Thảo luôn mang đến nguồn năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh cô.
Thanh Mai
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sản xuất axit lactic từ phần hạt mít thải bỏ
- Chàng trai miền Tây thu nhập tiền triệu/ngày nhờ trồng sen bán bông
- Khởi nghiệp OCOP từ tình mẫu tử và hạnh phúc gia đình
- 'Bún ngũ sắc' thắng giải khởi nghiệp nông nghiệp
- Khởi nghiệp từ 4 con heo giống, 8X làm chủ trang trại tiền tỷ
- Khởi nghiệp từ 5 triệu đồng, cô gái Nam Định mua nhà, mua ô tô trước năm 30 tuổi
- 8X cất bằng kỹ sư, liều nuôi chim nhả 'vàng trắng', không ngờ trúng lớn
- Cô giáo 8X khởi nghiệp với xà phòng bồ ngót
- Khởi nghiệp thành công với nghề trồng rau quả hữu cơ ở các buôn làng
- Dự án khởi nghiệp cung cấp người giúp việc gia đình
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận