Tài năng trẻ
Làm giàu từ dưa lưới
Thứ năm, 24/01/2019

Mạnh dạn đầu tư mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ cao và kết hợp làm du lịch, mỗi năm một cô gái An Giang có thu nhập khoảng 300 triệu đồng.
1. Cô gái và vườn dưa lưới
Mạnh dạn đầu tư mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ cao và kết hợp làm du lịch, mỗi năm một cô gái An Giang có thu nhập khoảng 300 triệu đồng.

Khương kiểm tra dưa lưới sắp đến kỳ thu hoạch
Nguyễn Thị Mai Khương (33 tuổi, ngụ khóm Tây Khánh 6, P.Mỹ Hòa, TP.Long Xuyên, An Giang) tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thực phẩm nhưng lại đam mê ngành nông nghiệp. Sau nhiều năm làm việc và tích lũy kinh nghiệm, cô trở về quê phát triển kinh tế dựa trên nền nông nghiệp vốn có tại địa phương. Với mong muốn có bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp cũng như tạo sự khác biệt, Khương đã cất công đi tham quan một số mô hình phát triển kinh tế ở các tỉnh, thành lân cận. Nhận thấy cây dưa lưới được người tiêu dùng ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao, cũng như tỉnh An Giang có chương trình hỗ trợ dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (hỗ trợ 30 - 50% kinh phí) nên Khương quyết tâm thực hiện ý tưởng.
Tháng 1.2018, dự án do Khương làm chủ nhiệm được triển khai với mục tiêu là sản xuất dưa lưới Taki của Nhật Bản đạt năng suất 3.200 kg/vụ/1.000 m2; quy trình sản xuất thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP...
Dự án có tổng vốn đầu tư gần 540 triệu đồng, trong đó Sở KH-CN tỉnh An Giang hỗ trợ 237 triệu đồng (30%), UBND TP.Long Xuyên hỗ trợ 100 triệu đồng (20%), phần còn lại là vốn của gia đình Khương.
Khương cho biết thời gian đầu công việc chưa vào guồng nên hơi vất vả. Hơn nữa, kinh nghiệm chưa nhiều nên phải mày mò học hỏi, tích lũy kiến thức qua sách báo và tìm địa chỉ đáng tin cậy để được chuyển giao kỹ thuật. Với diện tích 1.000 m2 nhà lưới trồng dưa, vụ đầu tiên trồng thử nghiệm thành công, Khương tiếp tục trồng vụ 2 giống dưa lưới nhập từ Nhật Bản với trên 2.600 cây dưa lưới Taki và đạt hiệu quả cao cho đến nay.
Theo Khương, do dưa lưới được trồng trong hệ thống nhà màng nên hạn chế được tối đa sâu bệnh tấn công, dưa đảm bảo an toàn cho người sử dụng và được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Dưa lưới được trồng trong các giá thể là xơ dừa, được lót bạt ni lông cách ly với nền đất để tránh nấm bệnh. Một đặc điểm nữa là do trồng trong nhà màng nên khi dưa ra hoa phải trực tiếp thụ phấn cho dưa, thường xuyên cắt tỉa lá, nhánh để vườn thông thoáng, tránh dịch bệnh và cây tập trung dinh dưỡng vào để nuôi trái. Mô hình sản xuất trong điều kiện nhà màng sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt theo quy trình VietGAP, có thể sản xuất 4 vụ/năm. Với diện tích 1.000 m2 nhà lưới và gieo trồng 2.200 gốc dưa, sau 80 ngày trồng thì giống dưa Taki sẽ cho thu hoạch, năng suất đạt khoảng 3,5 tấn/vụ. Hiện sản phẩm được công ty bao tiêu thu mua sản phẩm với giá 30.000 đồng/kg.
Ngoài ra, Khương còn bán lẻ giá 55.000 đồng/kg. Thu nhập từ mỗi vụ lên đến 105 triệu đồng.
Để sản phẩm đứng vững trên thị trường, có thương hiệu và trong tương lai gần có thể xuất khẩu sang thị trường ngoài nước, Khương còn đăng ký thương hiệu dưa lưới Giving's Farm với Cục Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, nhận thấy nhu cầu tham quan vườn dưa lưới ngày một tăng cao, nhằm tăng thêm thu nhập nên Khương quyết định mở điểm tham quan du lịch để khách đến chụp ảnh, thưởng thức dưa tại chỗ. Với hiệu quả bước đầu Khương đang có kế hoạch mở rộng diện tích trồng dưa lưới lên 2.000 m2.

Khương kiểm tra dưa lưới sắp đến kỳ thu hoạch
Nguyễn Thị Mai Khương (33 tuổi, ngụ khóm Tây Khánh 6, P.Mỹ Hòa, TP.Long Xuyên, An Giang) tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thực phẩm nhưng lại đam mê ngành nông nghiệp. Sau nhiều năm làm việc và tích lũy kinh nghiệm, cô trở về quê phát triển kinh tế dựa trên nền nông nghiệp vốn có tại địa phương. Với mong muốn có bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp cũng như tạo sự khác biệt, Khương đã cất công đi tham quan một số mô hình phát triển kinh tế ở các tỉnh, thành lân cận. Nhận thấy cây dưa lưới được người tiêu dùng ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao, cũng như tỉnh An Giang có chương trình hỗ trợ dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (hỗ trợ 30 - 50% kinh phí) nên Khương quyết tâm thực hiện ý tưởng.
Tháng 1.2018, dự án do Khương làm chủ nhiệm được triển khai với mục tiêu là sản xuất dưa lưới Taki của Nhật Bản đạt năng suất 3.200 kg/vụ/1.000 m2; quy trình sản xuất thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP...
Dự án có tổng vốn đầu tư gần 540 triệu đồng, trong đó Sở KH-CN tỉnh An Giang hỗ trợ 237 triệu đồng (30%), UBND TP.Long Xuyên hỗ trợ 100 triệu đồng (20%), phần còn lại là vốn của gia đình Khương.
Khương cho biết thời gian đầu công việc chưa vào guồng nên hơi vất vả. Hơn nữa, kinh nghiệm chưa nhiều nên phải mày mò học hỏi, tích lũy kiến thức qua sách báo và tìm địa chỉ đáng tin cậy để được chuyển giao kỹ thuật. Với diện tích 1.000 m2 nhà lưới trồng dưa, vụ đầu tiên trồng thử nghiệm thành công, Khương tiếp tục trồng vụ 2 giống dưa lưới nhập từ Nhật Bản với trên 2.600 cây dưa lưới Taki và đạt hiệu quả cao cho đến nay.
Theo Khương, do dưa lưới được trồng trong hệ thống nhà màng nên hạn chế được tối đa sâu bệnh tấn công, dưa đảm bảo an toàn cho người sử dụng và được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Dưa lưới được trồng trong các giá thể là xơ dừa, được lót bạt ni lông cách ly với nền đất để tránh nấm bệnh. Một đặc điểm nữa là do trồng trong nhà màng nên khi dưa ra hoa phải trực tiếp thụ phấn cho dưa, thường xuyên cắt tỉa lá, nhánh để vườn thông thoáng, tránh dịch bệnh và cây tập trung dinh dưỡng vào để nuôi trái. Mô hình sản xuất trong điều kiện nhà màng sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt theo quy trình VietGAP, có thể sản xuất 4 vụ/năm. Với diện tích 1.000 m2 nhà lưới và gieo trồng 2.200 gốc dưa, sau 80 ngày trồng thì giống dưa Taki sẽ cho thu hoạch, năng suất đạt khoảng 3,5 tấn/vụ. Hiện sản phẩm được công ty bao tiêu thu mua sản phẩm với giá 30.000 đồng/kg.
Ngoài ra, Khương còn bán lẻ giá 55.000 đồng/kg. Thu nhập từ mỗi vụ lên đến 105 triệu đồng.
Để sản phẩm đứng vững trên thị trường, có thương hiệu và trong tương lai gần có thể xuất khẩu sang thị trường ngoài nước, Khương còn đăng ký thương hiệu dưa lưới Giving's Farm với Cục Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, nhận thấy nhu cầu tham quan vườn dưa lưới ngày một tăng cao, nhằm tăng thêm thu nhập nên Khương quyết định mở điểm tham quan du lịch để khách đến chụp ảnh, thưởng thức dưa tại chỗ. Với hiệu quả bước đầu Khương đang có kế hoạch mở rộng diện tích trồng dưa lưới lên 2.000 m2.
Cô gái làm giàu từ trồng dưa lưới
Đó là chị Lê Thị Thắm, 27 tuổi, ngụ thôn Hương Mỹ, xã Xuân Mỹ, H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Chị Lê Thị Thắm chăm sóc vườn dưa lưới chuẩn bị cho thu hoạch
ẢNH: PHẠM ĐỨC
Trong một lần tìm đến cửa hàng rau củ quả sạch để mua trái cây, chị được nhân viên cửa hàng giới thiệu về dưa lưới nên mua về ăn thử. “Thấy dưa ngon, tôi lên mạng tìm hiểu thì biết được cây dưa lưới thường được trồng nhiều nhất ở các tỉnh phía nam và phía bắc. Riêng Hà Tĩnh chưa ai trồng được nên tôi rất muốn thử nghiệm”, chị Thắm nói.
Cuối năm 2016, chị Thắm vào miền Nam, tìm đến các mô hình kinh tế đang thành công để học hỏi và mô hình dưa lưới được quan tâm đầu tiên. “Qua tìm hiểu, tôi mới biết để trồng được dưa lưới thì phải xây dựng nhà màng và mua công nghệ tưới nhỏ giọt Israel. Khí hậu trong miền Nam phù hợp nên dưa lưới phát triển tốt, trong khi khí hậu ngoài mình quá khắc nghiệt, không biết loại cây này có chịu được không”, chị Thắm cho hay.
Đầu năm 2017, chị Thắm đặt vấn đề với bố mẹ chồng cho thuê hơn 3.000 m2 đất để trồng dưa lưới. Để có tiền xây dựng 3 nhà màng và mua cây giống, chị liều mượn sổ đỏ của bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ đi thế chấp ngân hàng vay 2 tỉ đồng. Thấy con dâu dành số tiền lớn mà chưa biết thành bại thế nào, bố mẹ chồng chị sửng sốt. Nhưng rất may, chị được chồng ủng hộ với lời động viên “làm liều ăn nhiều”.
Sau hơn 5 tháng thi công, 3 nhà màng hoàn thành. Để chắc ăn, trong vụ trồng thử nghiệm đầu tiên, chị Thắm chỉ dùng 1 nhà màng để trồng hơn 2.000 cây dưa lưới, 2 nhà còn lại trồng dưa chuột bao tử. Sau 3 tháng chăm sóc, cả 2 loại cây này đều phát triển tốt. “Trong 2 loại dưa mà tôi trồng thì dưa lưới có hiệu quả tốt hơn và cho thu nhập cao hơn. Tính riêng vụ đầu tiên tôi đã thu được khoảng 2 tấn, lãi ròng khoảng 100 triệu đồng. Từ thành công này, ngay trong vụ thứ 2, tôi sử dụng toàn bộ nhà màng để “độc canh” dưa lưới”, chị Thắm kể.
Theo chị Thắm, cây dưa lưới được chăm sóc trong không gian kín, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cực kỳ tỉ mỉ. Nếu tuân thủ các kỹ thuật chăm sóc thì chỉ mất khoảng 3 tháng là dưa lưới cho thu hoạch. “Trung bình mỗi quả dưa lưới nặng từ 1,5 - 2 kg và có giá thị trường khoảng 60.000 đồng. Với 3 nhà màng, nếu mỗi vụ thu được khoảng 7 tấn, mỗi năm làm 3 vụ thì tổng sản lượng đạt từ 20 - 22 tấn, trừ chi phí sẽ lãi khoảng 1 tỉ đồng”, chị Thắm tính toán.
ẢNH: PHẠM ĐỨC
Trong một lần tìm đến cửa hàng rau củ quả sạch để mua trái cây, chị được nhân viên cửa hàng giới thiệu về dưa lưới nên mua về ăn thử. “Thấy dưa ngon, tôi lên mạng tìm hiểu thì biết được cây dưa lưới thường được trồng nhiều nhất ở các tỉnh phía nam và phía bắc. Riêng Hà Tĩnh chưa ai trồng được nên tôi rất muốn thử nghiệm”, chị Thắm nói.
Cuối năm 2016, chị Thắm vào miền Nam, tìm đến các mô hình kinh tế đang thành công để học hỏi và mô hình dưa lưới được quan tâm đầu tiên. “Qua tìm hiểu, tôi mới biết để trồng được dưa lưới thì phải xây dựng nhà màng và mua công nghệ tưới nhỏ giọt Israel. Khí hậu trong miền Nam phù hợp nên dưa lưới phát triển tốt, trong khi khí hậu ngoài mình quá khắc nghiệt, không biết loại cây này có chịu được không”, chị Thắm cho hay.
Đầu năm 2017, chị Thắm đặt vấn đề với bố mẹ chồng cho thuê hơn 3.000 m2 đất để trồng dưa lưới. Để có tiền xây dựng 3 nhà màng và mua cây giống, chị liều mượn sổ đỏ của bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ đi thế chấp ngân hàng vay 2 tỉ đồng. Thấy con dâu dành số tiền lớn mà chưa biết thành bại thế nào, bố mẹ chồng chị sửng sốt. Nhưng rất may, chị được chồng ủng hộ với lời động viên “làm liều ăn nhiều”.
Sau hơn 5 tháng thi công, 3 nhà màng hoàn thành. Để chắc ăn, trong vụ trồng thử nghiệm đầu tiên, chị Thắm chỉ dùng 1 nhà màng để trồng hơn 2.000 cây dưa lưới, 2 nhà còn lại trồng dưa chuột bao tử. Sau 3 tháng chăm sóc, cả 2 loại cây này đều phát triển tốt. “Trong 2 loại dưa mà tôi trồng thì dưa lưới có hiệu quả tốt hơn và cho thu nhập cao hơn. Tính riêng vụ đầu tiên tôi đã thu được khoảng 2 tấn, lãi ròng khoảng 100 triệu đồng. Từ thành công này, ngay trong vụ thứ 2, tôi sử dụng toàn bộ nhà màng để “độc canh” dưa lưới”, chị Thắm kể.
Theo chị Thắm, cây dưa lưới được chăm sóc trong không gian kín, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cực kỳ tỉ mỉ. Nếu tuân thủ các kỹ thuật chăm sóc thì chỉ mất khoảng 3 tháng là dưa lưới cho thu hoạch. “Trung bình mỗi quả dưa lưới nặng từ 1,5 - 2 kg và có giá thị trường khoảng 60.000 đồng. Với 3 nhà màng, nếu mỗi vụ thu được khoảng 7 tấn, mỗi năm làm 3 vụ thì tổng sản lượng đạt từ 20 - 22 tấn, trừ chi phí sẽ lãi khoảng 1 tỉ đồng”, chị Thắm tính toán.
Nguyễn Hoa tổng hợp (Theo Thanh niên)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sản xuất axit lactic từ phần hạt mít thải bỏ
- Chàng trai miền Tây thu nhập tiền triệu/ngày nhờ trồng sen bán bông
- Khởi nghiệp OCOP từ tình mẫu tử và hạnh phúc gia đình
- 'Bún ngũ sắc' thắng giải khởi nghiệp nông nghiệp
- Khởi nghiệp từ 4 con heo giống, 8X làm chủ trang trại tiền tỷ
- Khởi nghiệp từ 5 triệu đồng, cô gái Nam Định mua nhà, mua ô tô trước năm 30 tuổi
- 8X cất bằng kỹ sư, liều nuôi chim nhả 'vàng trắng', không ngờ trúng lớn
- Cô giáo 8X khởi nghiệp với xà phòng bồ ngót
- Khởi nghiệp thành công với nghề trồng rau quả hữu cơ ở các buôn làng
- Dự án khởi nghiệp cung cấp người giúp việc gia đình
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận