Người trẻ khởi nghiệp: Cửa hàng tự phục vụ

Thứ bảy, 10/06/2017

Không có người bán, người mua tự chọn hàng, tự in hóa đơn, tự trả tiền... Đó là hoạt động của một cửa hàng tự phục vụ dựa vào sự trung thực của khách hàng vừa xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam.
Không có người bán, người mua tự chọn hàng, tự in hóa đơn, tự trả tiền... Đó là hoạt động của một cửa hàng tự phục vụ dựa vào sự trung thực của khách hàng vừa xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam. Ở những quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… mô hình cửa hàng tự phục vụ đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng, nhưng ở Việt Nam thì ý tưởng này vẫn khá xa lạ với khách hàng, bởi lẽ việc đặt lòng tin vào sự tử tế của thực khách quá rủi ro và mạo hiểm.
Tuy nhiên, để thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng, đồng thời khẳng định người Việt Nam cũng văn minh và trung thực không kém quốc gia nào trên thế giới, một cửa hàng kinh doanh chocolate, kem tươi, đồ uống trên đường Liễu Giai (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) đã áp dụng và triển khai mô hình kinh doanh độc đáo này.

Không quản lý, không người bán
Không gian quán nhỏ xinh, chỉ đủ chỗ ngồi cho khoảng hơn chục khách hàng. Khách đến đây nhấn chuông rồi đẩy cửa vào. Họ tự chọn đồ uống theo ý muốn. Sau đó mang sản phẩm đến một bàn để kiểm tra giá và in hóa đơn.
Quán không có người quản lý, không có nhân viên pha chế, không có nhân viên phục vụ. Khách hàng tự chọn đồ uống hoặc một loại sô cô la yêu thích, thậm chí tự pha chế theo công thức được in dán sẵn ở đó. Sau khi chọn xong hàng, khách đến bàn thanh toán, tự dùng máy bấm mã vạch và hóa đơn sẽ được in ra. Trong cửa hàng có đặt sẵn một thùng gỗ, khách lấy một túi nhỏ bằng ni lông được để sẵn, cho tiền và hóa đơn vào rồi thả vào thùng. Nhờ phần mềm nhận diện, khách nào trả dư sẽ được lưu lại, lần sau đến máy sẽ thông báo số tiền thừa để trừ thẳng vào đơn hàng tiếp theo.

 Đào Khánh Hiệp tại cửa hàng tự phục vụ
Tất cả quy trình này đều từ sự tự giác của khách hàng. Người đưa mô hình tự phục vụ này về Việt Nam là Đào Khánh Hiệp, sinh năm 1981, vốn là một lập trình viên. Trước đây, Hiệp những tưởng mình sẽ yên vị với công việc ở một công ty phần mềm, nhưng một trang mới hoàn toàn mở ra kể từ lúc Hiệp được mẹ cho ăn món sô cô la tươi do bà tự làm. Thấy ngon, Hiệp bắt đầu nhen nhóm ý tưởng cho ra đời thương hiệu sô cô la của riêng mình, mang tên Mama. 
   
Sau khi chuỗi cửa hàng kinh doanh sô cô la tươi do chính mình sản xuất mang lại doanh thu như ý, Hiệp bắt đầu xây dựng mô hình tự phục vụ này. Mỗi ngày, Hiệp chỉ đến cửa hàng vào buổi sáng để cung cấp thêm lượng sô cô la, thức uống, kem rồi trở lại vào buổi tối để thu tiền và dọn dẹp.

Bán văn hóa chứ không chỉ hàng hóa
Mô hình cửa hàng tự động dựa vào sự trung thực của khách hàng. Lúc đầu, cả gia đình và bạn bè đều không ủng hộ vì không tin là Hiệp sẽ thành công. “Có đến 70% cho rằng mô hình này chắc chắn thất bại. Ba mẹ nói với tôi, cửa hàng có người bán còn bị thua lỗ, gian dối nữa là không có ai quản lý. Bạn bè thì cho rằng tôi có ý tưởng điên rồ bởi họ không có niềm tin. Nhưng tôi quyết tâm xây dựng điều đó. “Tự phục vụ” không chỉ là một dịch vụ, mà còn là một nét văn hóa, một phong cách sống đã có mặt ở nhiều quốc gia phát triển. Tôi mong bản thân tôi và khách sẽ cùng xây dựng được nét văn hóa tốt đẹp. Đức tính trung thực sẽ từ từ lan tỏa ra ngoài. Nó sẽ giúp người Việt thay đổi cách nhìn về chính người Việt. Ở đây, tôi bán văn hóa chứ không chỉ là bán hàng nữa”, Hiệp nhìn nhận.Cuối cùng, Hiệp đã không thất vọng. Trong suốt 3 tháng hoạt động, chưa khi nào Hiệp kiểm tiền mà bị thiếu. Nghĩa là không có bất cứ một sự gian dối nào. Trên thực tế, khách hàng hoàn toàn có thể trả thiếu so với số tiền trong hóa đơn. Nhưng cuối ngày, hệ thống sẽ tự động đưa gương mặt vào danh sách cấm đến cửa hàng vào lần sau. Nghĩa là bấm chuông thì cửa sẽ không mở nữa. Tuy nhiên, đến nay, chưa có khách hàng nào bị liệt vào “danh sách đen” đó.
Nhờ mô hình này mà doanh thu của cửa hàng tăng đáng kể, do Hiệp chỉ mất tiền thuê mặt bằng, không phải thuê nhân viên bán hàng, nhân viên bảo vệ.

 
Bảng hướng dẫn mua hàng và thanh toán.

 
Khách hàng tự chọn đồ theo sở thích.

 
Khách hàng tự quét mã cho sản phẩm mình chọn.

 
Và điền các thông tin cá nhân vào máy tính.
 
Hoàn thành các công đoạn, khách hàng sẽ lấy hóa đơn, cùng tiền thanh toán, bọc vào một cái túi nilon đã chuẩn bị sẵn, điền thông tin cá nhân lên máy tính và bỏ túi tiền vào hòm. Tất cả các công đoạn đều do khách hàng tự thao tác, không cần đến sự giúp đỡ của bất cứ một nhân viên thu ngân nào.

 
Bảng thông tin trên máy tính.

 
Để tiền và hóa đơn vào một túi nilon.

 
Sau đó thả vào một cái hộp được chuẩn bị sẵn.

 
Tất cả đều được khách hàng tự thao tác mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào.
 
“Khởi nghiệp thất bại thôi thúc tôi phát triển mô hình tự phục vụ”
Trước khi gây dựng mô hình cửa hàng tự phục vụ, anh Hiệp từng có khoảng thời gian làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử. Đó là thời điểm thương mại điện tử “được mùa”. Vốn là dân công nghệ cho nên anh mải mê chạy đua kỹ thuật mà quên lợi ích của khách hàng là cần sự dễ dàng để buôn bán.

 
Xưởng sản xuất chocolate, kem tươi phục vụ cho quán.

 
Máy móc được trang bị đầy đủ.

 
Những sản phẩm được hoàn thiện và mang đến tay người tiêu dùng


Trong một quy trình khép tin và đảm bảo vệ sinh.
Chạy được khoảng 2, 3 năm thì thương mại điện tử bão hòa. Anh Hiệp đi buôn đồ chăm sóc sức khỏe, mát-xa; bán hàng có lãi. Với suy nghĩ kinh doanh thật đơn giản, không có trường hợp dự phòng, anh bị cắt hợp đồng, đóng cửa showroom. Sau đó anh bán quần áo ở vỉa hè chùa Bộc nhưng môi trường ở đây không thích hợp những người kinh doanh lịch sử, anh chuyển qua làm thuê cho chuỗi cửa hàng kinh doanh thời trang và tích lỹ kinh nghiệm bán hàng online, kỹ thuật chăm sóc khách hàng…
Sau những thất bại tôi quyết tâm thực hiện mô hình tự phục vụ theo phong cách Nhật Bản. Hiện tại của hàng mama chocolate có khoảng 315 000 fan. Tôi muốn tạo ra mô hình tự động nhưng ban đầu chưa dám đưa ra bên ngoài. Còn bây giờ hoạt động đi vào ổn định nên sẽ mở rộng hơn“, anh Hiệp cho hay.

HL (Tổng hợp)

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×