Tài năng trẻ
Những chàng trai khởi nghiệp tài năng
Thứ năm, 15/11/2018

Đều là các chàng trai trẻ tài năng và khởi nghiệp thành công
1. CEO 8x vượt khó làm nông nghiệp thông minh
Trần Quang Cường phải hai lần đập đi xây lại đội ngũ mới tìm được nhân sự đi cùng với đam mê theo đuổi nông nghiệp thông minh.
Hai lần “đập đi xây lại” để đời
Đầu năm 2017, nhận thấy nông nghiệp Việt Nam đã tự động hóa được một phần và có nhiều tiềm năng, Cường ấp ủ giấc mơ xây đắp hệ sinh thái đầy đặn và phát triển mạnh như ở Nhật hay Israel. Ngay sau Tết, anh đi tuyển người bằng cách đăng tải thông tin lên mạng và các trang tìm việc. Những nhân sự đầu tiên xuất hiện nhưng chỉ trong ba tháng, chàng trai sinh năm 1987 đánh giá đội ngũ có một số vấn đề và không giải quyết được việc. Cường thẳng tay cho tất cả nghỉ việc và tiếp tục đi tìm người thay thế. Từ tháng 7 đến tháng 11, lần thứ hai anh đứng trước bài toán hóc búa mang tên hiệu quả công việc. Những người mới không đáp ứng được kỳ vọng cũng như tầm nhìn của CEO về một dự án cần nhiều tâm huyết và chất xám.
“Đó là khoảng thời gian khó khăn nhất”, anh nhớ lại. Bài học ngốn hơn nửa năm cho Cường một hình dung thấu đáo hơn về trong cách nhìn nhận ai là người có thể giải quyết được việc của mình. “Quan trọng hơn là tôi bắt đầu tìm nhân sự thông qua sự giới thiệu từ những người mà tôi tin tưởng”, anh chia sẻ về sự thay đổi cách thức tuyển dụng mới sau những thất bại ngay từ thuở ban đầu.
“Đập đi xây lại” đội ngũ lần hai còn cho Cường thấy rõ bức tranh kinh doanh thành công phụ thuộc hai yếu tố là thời điểm và con người. “Việc kinh doanh không thể thiếu tiền nhưng có được người phù hợp, giỏi, chất và giải quyết được việc còn quan trọng hơn là số tiền lớn”, anh phân tích. Xuất thân gốc từ ngành công nghệ thông tin nhảy vào làm nông nghiệp, Cường càng ý thức hơn về đội ngũ đồng hành. Anh cho rằng cần phải đi tìm người có điểm mạnh tỷ lệ thuận với điểm yếu của mình để cùng giải quyết bài toán chất lượng sản phẩm và thị trường.
“Quyết định chọn người phải cân nhắc rất kỹ, một khi lựa chọn sai có thể phải mất 6 tháng đến một năm cũng là chuyện bình thường. Nhưng nếu cứ mãi như vậy thì nhiều khi chẳng bao giờ đi được đến đích”, anh nói. Đến giờ sau gần một năm kể từ cú vấp trong tuyển dụng ấy, Cường đã có trong tay đội ngũ mà anh cảm thấy hài lòng. Anh cũng cho biết Nextfarm trưởng thành hơn rất nhiều từ những yêu cầu khắt khe và sự hỗ trợ của Viettel khi trở thành đối tác triển khai Giải pháp Nông nghiệp thông minh cho tập đoàn này từ năm nay.
Vượt qua khoảng thời gian khó khăn, những bài học từ quá khứ chính là lời giải đích xác nhất. Năm 2013, đang quản lý tốt công ty riêng thì Cường bỏ hết tất cả để sang Nhật khi nhìn thấy một cơ hội lớn. Tuy nhiên, mọi việc không như kỳ vọng và hai năm sau khi trở về thì công ty cũ cũng không còn được như xưa. Anh phải mất hai năm để giải quyết và xây dựng lại mọi thứ. Bài học về sự tập trung mãi văng vẳng trong đầu. Với Nextfarm bây giờ, Cường dành trọn bài học đắt giá của ngày xưa làm liều thuốc cho tinh thần. Anh nói rằng khi tập trung, nếu gặp khó khăn thì cố gắng giải quyết, nếu không được hôm nay thì đến ngày mai hay ngày kia cũng sẽ có phương án. “Cứ đi rồi sẽ đến, khó khăn thì dò đường, không có đường thì tự làm đường mà đi. Căn bản là tôi cũng đã thất bại nhiều nên thấy khó khăn như thế rất bình thường”, anh nói.
Thời điểm của nông nghiệp thông minh
Thời còn là sinh viên ngành Công nghệ thông tin Đại học Bách Khoa Hà Nội, Cường từng làm nhân viên kinh doanh bất động sản. Niềm đam mê và nhạy cảm với các con số đến với anh một cách tự nhiên như cuộc sống thường ngày trôi qua. Những trải nghiệm đã dẫn chàng trai 8x đến quyết định khởi nghiệp ngay khi vừa tốt nghiệp mà không đi làm cho bất cứ công ty nào. Đến nay, sau gần 9 năm đi theo con đường này, anh lại chạm một ngưỡng đam mê mới. Cường có thể ngồi cả ngày với đội kỹ thuật của mình để xem họ làm gì. Và giấc mơ cũng đã bén rễ theo cách vĩ mô hơn: xây dựng một nền nông nghiệp thông minh, tự động và tiên tiến không thua kém các quốc gia phát triển khác.
Hành trình ấy bắt đầu từ những bước đi hôm nay của Nextfarm khi Cường đánh giá bây giờ chính là thời điểm của nông nghiệp thông minh. Anh muốn giải quyết bài toán chất lượng đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp cũng như tăng năng suất lao động lên đến 50-60% thông qua hệ thống chăm phân, kiểm soát dinh dưỡng, môi trường và lõi là hệ thống về dữ liệu nông nghiệp.
“Để có chất lượng đầu ra tốt, tăng năng suất, giá thành cũng như có thể xuất khẩu cần hệ thống tưới chính xác, kiểm soát môi trường nghiêm ngặt cũng như kết hợp với dinh dưỡng”, anh giải thích.

Hệ thống Nextfarm đã hiện diện tại 20 nông tại ở miền Bắc. Ảnh: NVCC.
Cường xác định làm nông nghiệp không giống các ngành khác là có thể ngồi bàn giấy mà người thực hiện phải trực tiếp đi thực tế đến các trang trại để cùng người nông dân giải quyết vấn đề. Vì thế, anh không quan tâm đối thủ cạnh tranh là ai mà chỉ tập trung làm tốt việc của mình. Việc địa phương hóa những ý tưởng không xa lạ ở nước ngoài với ngành nông nghiệp mang một đặc thù khác bởi mỗi khu vực mang địa chất và khí hậu khác nhau, nên ý tưởng mới hay cũ không quan trọng bằng giá trị nó thật sự mang lại cho những người làm nông. Anh đang xây dựng hệ thống lõi với hy vọng trong 5 năm tới có thể số hóa 50% dữ liệu nông nghiệp tại Việt Nam bằng cách sử dụng công nghệ học máy và phân tích dữ liệu.
Cường ước tính các con số dự báo thì thấy rằng trong vài năm tới thị trường nông nghiệp Việt Nam có thể đạt giá trị vào khoảng 1 tỷ USD và đánh giá đây là mảnh đất đầy tiềm năng. “Cơ hội cho các bên gia nhập ngành này rất lớn và Nextfarm đang có cơ hội để có thể dẫn đầu thị trường”, anh nói. Sự tin tin và kỳ vọng lớn đến từ triết lý sản phẩm là yếu tố quyết định làm nên thành công cho dự án nông nghiệp dù có thể sẽ mất nhiều thời gian.
“Thị trường tiềm năng nhưng đang phân mảnh. Nếu ai giải quyết được sẽ là người làm chủ cuộc chơi và tôi cho rằng AI và big data là hai yếu tố chủ đạo”, CEO 8x diễn giải.
Cường ước tính các con số dự báo thì thấy rằng trong vài năm tới thị trường nông nghiệp Việt Nam có thể đạt giá trị vào khoảng 1 tỷ USD và đánh giá đây là mảnh đất đầy tiềm năng. “Cơ hội cho các bên gia nhập ngành này rất lớn và Nextfarm đang có cơ hội để có thể dẫn đầu thị trường”, anh nói. Sự tin tin và kỳ vọng lớn đến từ triết lý sản phẩm là yếu tố quyết định làm nên thành công cho dự án nông nghiệp dù có thể sẽ mất nhiều thời gian.
“Thị trường tiềm năng nhưng đang phân mảnh. Nếu ai giải quyết được sẽ là người làm chủ cuộc chơi và tôi cho rằng AI và big data là hai yếu tố chủ đạo”, CEO 8x diễn giải.
2. Startup sáng lập cộng đồng học tập tương tác trực tuyến
Mô hình học tập kết nối người học tương tác trực tuyến 24/7 với nhiều chuyên gia và giáo viên mang tên Tesse chỉ 10.000 đồng một ngày.
Năm 2016, Nguyễn Phạm Tuấn Anh theo học MBA tại một trường đại học Việt Nam liên kết với Đức. Trong quá trình học, anh nhận ra người dân các nước châu Âu có thói quen muốn nghe tư vấn từ các chuyên gia trước khi làm một việc quan trọng. "Tại sao mình không tạo ra một nơi như vậy kết nối chuyên gia với người cần tư vấn khắp nơi trên thế giới", Tuấn Anh chia sẻ.
Khi còn sinh viên, anh từng thực hiện vài dự án kinh doanh nhỏ nên hiểu được tầm quan trọng của ý tưởng ban đầu. "Những dự án trước kia của tôi chỉ phục vụ một đối tượng nhất định. Bây giờ, tôi muốn làm điều gì đó lớn, tạo giá trị nhiều hơn cho xã hội", anh chia sẻ. Chàng trai 9x quan điểm, mỗi người đều sở hữu một kỹ năng hay giỏi ở lĩnh vực nào đó mà trên thế giới sẽ có người muốn học hỏi và làm sao để kết nối hai người đó lại. Tesse dần hình thành từ đó.
Tháng 7/2016, Tuấn Anh tìm được cộng sự chuyên về lập trình máy tính và nhận ra cả hai có chung niềm đam mê làm sản phẩm cho giáo dục. "Chúng tôi liền lao vào thiết kế sản phẩm và phát triển những tính năng đầu tiên cho Tesse", anh nhớ lại.
Sau lần triển khai mô hình dùng chuyên gia nước ngoài tư vấn trực tuyến cho người học không thành công. "Vì đa số chuyên gia tư vấn và người học của Tesse lúc đó đến từ Ấn Độ, Nga, Mỹ, rất ít người Việt tham gia học và chi phí để thu hút chuyên gia quốc tế cao hơn nhiều so với chuyên gia Việt", anh chia sẻ.
Năm 2018, Tuấn Anh cùng đội ngũ chuyển hướng sang hình thức mua từng khóa học, trọng tâm là thu hút khách hàng Việt Nam. "Mô hình này phù hợp với thị trường trong nước, chi phí tiếp cận giáo viên Việt cũng thấp hơn người nước ngoài và sản phẩm của chúng tôi đã tương đối ổn định", người sáng lập Tesse nói.

Nguyễn Phạm Tuấn Anh, đồng sáng lập Tesse; Ảnh: NVCC.
Điểm nổi bật của Tesse là tính năng live-streaming (truyền tải trực tiếp qua Internet) hai chiều giúp người học tương tác trò chuyện trực tiếp với giáo viên, học viên có thể phát biểu và giáo viên sẽ trả lời đến tất cả những người đang tham gia học. Trong quá trình live-streaming, giáo viên có thể chia sẻ audio hay video để bài giảng thêm sinh động. "Nhờ công nghệ mô phỏng lớp học thực sự trên Tesse, người học được giơ tay phát biểu, giáo viên sẽ trả lời và những học viên đang tham gia lớp học đều nhìn thấy được quá trình đó diễn ra", Tuấn Anh mô tả trải nghiệm học live-streaming hai chiều của Tesse.
Tuy vậy, lượng người đăng ký học vẫn không tăng nhiều, Tuấn Anh và đội ngũ tiếp tục thử nghiệm loại hình mới. Tháng 9/2018, Tesse ra mắt gói membership, với 10.000 đồng một ngày hay 300.000 đồng một tháng, người học có thể đăng ký đa dạng nhiều khóa học của hơn 10 lĩnh vực: giáo dục, kinh doanh, tài chính, lập trình, phát triển bản thân, làm đẹp...
Tesse tích hợp giải pháp cho phép học viên đăng ký membership có quyền truy cập toàn bộ khóa học đang diễn ra thay vì mua từng khóa. Ngoài ra, học viên có thể lựa chọn khóa học phù hợp với từng khung giờ trong ngày từ buổi sáng, chiều và buổi tối. "Mỗi ngày chúng tôi cung cấp 5-7 khóa học và sẽ tăng dần trong thời gian tới. Mỗi khóa diễn ra trong khoảng 2 giờ", Tuấn Anh nói.
Do chuyển đổi mô hình từ thế giới về Việt Nam nên Tesse đang trong giai đoạn tập trung tuyển giáo viên trong nước. "Tùy vào lĩnh vực mà tôi và cộng sự mời giáo viên chất lượng cho Tesse. Với tiếng Anh, tôi sẽ chủ động làm việc với những trung tâm Anh ngữ để mời các giáo viên giỏi, có tiếng về dạy. Giáo viên về quản trị kinh doanh thì đội ngũ sẽ xem kinh nghiệm làm việc và thành tích họ đạt được, chuyên viên lập trình thì chúng tôi kiểm tra sản phẩm hoặc ứng dụng do họ thiết kế", người sáng lập 9x chia sẻ cách tuyển lựa giáo viên.
Sau đó, trong quá trình các giáo viên dạy trên Tesse, đội ngũ và Tuấn Anh liên tục thu thập phản hồi từ người học để đánh giá chất lượng giảng dạy của từng người. Giáo viên có thể lựa chọn khung giờ phù hợp trong ngày để lên lớp và dạy càng nhiều càng có thêm thu nhập.
Từ khi chuyển sang gói học membership, Tuấn Anh tiết lộ kết quả kinh doanh khả quan hơn. Cuối tháng 9/2018 đến giữa tháng 10/2018, mỗi ngày Tesse có khoảng 300 người đăng ký mới, gần 100 học viên (người học thực sự) và số người học gói membership gần 1.700. Theo người sáng lập, trong gần 100 học viên, đa số là sinh viên đang đi học hoặc mới ra trường ở trên các tỉnh thành Việt Nam và khóa học họ chọn nhiều nhất vẫn là tiếng Anh, làm đẹp.
"Với 10.000 đồng một ngày, ngoài tiết kiệm được chi phí và chủ động học môn mình thích, học viên có thể tiếp nhận thêm kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nữa. Đây là giá trị Tesse muốn đem lại cho người học," Tuấn Anh nói. Dự kiến cuối năm 2019, Tesse sẽ có khoảng 100.000 người đăng ký gói membership ở Việt Nam và anh cũng đang tập trung chạy quảng cáo và phát triển đội bán hàng để nhanh chóng đạt tới con số kỳ vọng.
"Giai đoạn quay lại thị trường Việt Nam chỉ là bước đi chiến lược. Mục tiêu tôi và cộng sự muốn hướng đến là kết nối kiến thức của con người khắp thế giới lại với nhau", Tuấn Anh hào hứng nói về kế hoạch sắp tới.
Tuy vậy, lượng người đăng ký học vẫn không tăng nhiều, Tuấn Anh và đội ngũ tiếp tục thử nghiệm loại hình mới. Tháng 9/2018, Tesse ra mắt gói membership, với 10.000 đồng một ngày hay 300.000 đồng một tháng, người học có thể đăng ký đa dạng nhiều khóa học của hơn 10 lĩnh vực: giáo dục, kinh doanh, tài chính, lập trình, phát triển bản thân, làm đẹp...
Tesse tích hợp giải pháp cho phép học viên đăng ký membership có quyền truy cập toàn bộ khóa học đang diễn ra thay vì mua từng khóa. Ngoài ra, học viên có thể lựa chọn khóa học phù hợp với từng khung giờ trong ngày từ buổi sáng, chiều và buổi tối. "Mỗi ngày chúng tôi cung cấp 5-7 khóa học và sẽ tăng dần trong thời gian tới. Mỗi khóa diễn ra trong khoảng 2 giờ", Tuấn Anh nói.
Do chuyển đổi mô hình từ thế giới về Việt Nam nên Tesse đang trong giai đoạn tập trung tuyển giáo viên trong nước. "Tùy vào lĩnh vực mà tôi và cộng sự mời giáo viên chất lượng cho Tesse. Với tiếng Anh, tôi sẽ chủ động làm việc với những trung tâm Anh ngữ để mời các giáo viên giỏi, có tiếng về dạy. Giáo viên về quản trị kinh doanh thì đội ngũ sẽ xem kinh nghiệm làm việc và thành tích họ đạt được, chuyên viên lập trình thì chúng tôi kiểm tra sản phẩm hoặc ứng dụng do họ thiết kế", người sáng lập 9x chia sẻ cách tuyển lựa giáo viên.
Sau đó, trong quá trình các giáo viên dạy trên Tesse, đội ngũ và Tuấn Anh liên tục thu thập phản hồi từ người học để đánh giá chất lượng giảng dạy của từng người. Giáo viên có thể lựa chọn khung giờ phù hợp trong ngày để lên lớp và dạy càng nhiều càng có thêm thu nhập.
Từ khi chuyển sang gói học membership, Tuấn Anh tiết lộ kết quả kinh doanh khả quan hơn. Cuối tháng 9/2018 đến giữa tháng 10/2018, mỗi ngày Tesse có khoảng 300 người đăng ký mới, gần 100 học viên (người học thực sự) và số người học gói membership gần 1.700. Theo người sáng lập, trong gần 100 học viên, đa số là sinh viên đang đi học hoặc mới ra trường ở trên các tỉnh thành Việt Nam và khóa học họ chọn nhiều nhất vẫn là tiếng Anh, làm đẹp.
"Với 10.000 đồng một ngày, ngoài tiết kiệm được chi phí và chủ động học môn mình thích, học viên có thể tiếp nhận thêm kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nữa. Đây là giá trị Tesse muốn đem lại cho người học," Tuấn Anh nói. Dự kiến cuối năm 2019, Tesse sẽ có khoảng 100.000 người đăng ký gói membership ở Việt Nam và anh cũng đang tập trung chạy quảng cáo và phát triển đội bán hàng để nhanh chóng đạt tới con số kỳ vọng.
"Giai đoạn quay lại thị trường Việt Nam chỉ là bước đi chiến lược. Mục tiêu tôi và cộng sự muốn hướng đến là kết nối kiến thức của con người khắp thế giới lại với nhau", Tuấn Anh hào hứng nói về kế hoạch sắp tới.
Hoàng Ngọc tổng hợp (Theo Vnexpress)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sản xuất axit lactic từ phần hạt mít thải bỏ
- Chàng trai miền Tây thu nhập tiền triệu/ngày nhờ trồng sen bán bông
- Khởi nghiệp OCOP từ tình mẫu tử và hạnh phúc gia đình
- 'Bún ngũ sắc' thắng giải khởi nghiệp nông nghiệp
- Khởi nghiệp từ 4 con heo giống, 8X làm chủ trang trại tiền tỷ
- Khởi nghiệp từ 5 triệu đồng, cô gái Nam Định mua nhà, mua ô tô trước năm 30 tuổi
- 8X cất bằng kỹ sư, liều nuôi chim nhả 'vàng trắng', không ngờ trúng lớn
- Cô giáo 8X khởi nghiệp với xà phòng bồ ngót
- Khởi nghiệp thành công với nghề trồng rau quả hữu cơ ở các buôn làng
- Dự án khởi nghiệp cung cấp người giúp việc gia đình
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận