Ông già miền tây khởi nghiệp làm Socola

Thứ sáu, 08/09/2017

Ở tuổi 65, dù đã có ý định về Việt Nam dưỡng già, nhưng bản tính của người kinh doanh không cho phép ông Bùi Durassamy làm ngơ với người dân trồng ca cao khổ cực. Vì vậy, ở lần dấn thân này, ông bắt đầu xây dựng thương hiệu Kimmy’s Chocolate như món quà dành tặng vợ và quê hương.
Ở tuổi 65, dù đã có ý định về Việt Nam dưỡng già, nhưng bản tính của người kinh doanh không cho phép ông Bùi Durassamy làm ngơ với người dân trồng ca cao khổ cực. Vì vậy, ở lần dấn thân này, ông bắt đầu xây dựng thương hiệu Kimmy’s Chocolate như món quà dành tặng vợ và quê hương.

Nước da đen sạm, mái tóc bạc, những nếp nhăn dọc theo khóe mắt, những vết tích của thời gian như ấn chứng cho 40 năm làm việc vất vả của ông Samy tại Canada. Tuy nhiên, vừa về tới Việt Nam, kế hoạch nghỉ ngơi của ông lại tạm gác lại, thay vào đó, ông lên một chiếc xe máy cũ kỹ rong ruổi khắp các con đường ở Tiền Giang để xem cách làm của bà con nông dân, học hỏi cách làm socola, tìm Cuối năm 2016, hàng loạt các tờ báo nổi tiếng thế giới như New York Times, Bloomberg, Nikkei lên tiếng ca ngợi Việt Nam là nơi sản xuất ra loại socola ngon nhất thế giới. Đó là socola có thương hiệu Marou được sáng lập bởi hai người chủ là Samuel Maruta và Vincent Mourou. 

"Đây là loại socola ngon nhất mà bạn chưa từng nếm thử" – tờ New York Times bình luận. Và để tạo ra những thanh kẹo socola thơm ngon đấy, những hạt ca cao chất lượng cao đóng vai trò then chốt. Ca cao Việt Nam, theo như đánh giá từ những nhà sáng lập Marou, không hề thua kém so với ca cao trồng tại Brazil, Nga hay Bờ Biển Ngà. 

Khi Marou mang socola Tiền Giang đi thi đã giành được huy chương Bạc ở hạng mục "loại soccola đen bean-to-bar (được sản xuất từ lúc còn là hạt ca cao cho tới khi trở thành thanh socola) ngon nhất", còn socola Bến Tre 78% của Marou cũng được huy chương đồng. Nói như vậy để thấy, những vùng có thể trồng ra hạt ca cao chất lượng cao tại Việt Nam không phải hiếm. Bản thân Marou cũng đặt tên 5 loạt socola của mình theo 5 tỉnh cung cấp nguồn hạt ca cao là Tiền Giang, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bến Tre.

Đền ơn đất Mẹ

Theo báo đầu tư, mang hai dòng máu Ấn Độ - Việt Nam, sau hơn 40 năm định cư tại Canada, ông Bùi cảm thấy sự đóng góp của mình cho quê hương thứ hai này dường như đã trọn vẹn. Mười năm trước, ông đã mua đất, xây nhà tại Chợ Gạo (Tiền Giang), chuẩn bị một nơi nghỉ hưu và chính thức trở về Việt Nam từ năm 2015.

Khi đến khu vực trồng ca cao tại đây, ông chứng kiến cảnh người dân chặt bỏ cây ca cao vì không có đầu ra. Bản thân có một công ty cơ khí tại Canada và từng học chuyên ngành thực phẩm tại đây, ông Bùi quyết định thu mua ca cao cho nông dân, dù chưa định hình được sẽ sản xuất hay tiêu thụ ra sao. “Tôi xót xa khi người nông dân quá cực khổ. Không hứa hẹn gì nhiều, tôi chỉ nói, nếu mọi việc thuận lợi, tôi sẽ mua ca cao đúng với giá trị vốn có của nó”, ông Bùi Durassamy kể lại.



Trong quá trình làm sô-cô-la, có hai công đoạn rất quan trọng. Thứ nhất, người nông dân phải biết lên men đúng cách, đúng ngày, đúng giờ, đúng nhiệt độ để ca cao đạt chất lượng. Thứ hai, khâu nghiền tại nhà máy phải cẩn thận và kỹ lưỡng, đảm bảo khi ăn sô-cô-la, không phải nhai mà vẫn cảm thấy mềm, mịn, không lợn cợn.

Ông không phải người đầu tiên sản xuất sô-cô-la tại Việt Nam mà đã có hai người Pháp tạo nên sản phẩm với biệt danh “socola ngon nhất thế giới”, hay một người Bỉ đã làm từ năm 1985... “Tại sao tôi biết làm sô-cô-la, đồng bào tôi trồng ca cao mà tôi không làm, lại để người nước ngoài vào đây và lấy đi danh hiệu ấy”, ông tự đặt câu hỏi cho bản thân.

Ông quyết tâm bao nhiêu thì người thân ông phản đối bấy nhiêu, bởi tuổi đã cao, ông lại không có họ hàng thân thích tại Việt Nam. Khó khăn chồng chất khi vừa bắt đầu sản xuất những mẻ đầu tiên, mưa liên tục khiến ca cao không thể lên men đạt chất lượng.

Thêm vào đó, dù bỏ ra hơn 20 triệu đồng để đặt một kỹ sư cơ khí chế tạo máy bóc vỏ ca cao, nhưng đến khi vận hành, máy lại không đạt yêu cầu. Ông ngậm ngùi tự tháo và lắp lại dựa trên sự hiểu biết bản thân. Không nhớ phải mất bao nhiêu lần tháo, lắp, bao lần sản xuất sô-cô-la không đạt, ông chỉ nhớ, những thanh sô-cô-la đầu tiên đều được gửi đến tận tay nông dân trồng ca cao.

Nhiều lần muốn từ bỏ

Quy trình sản xuất sô-cô-la có thể tạm gói gọn trong 12 bước cơ bản: thu hoạch trái ca cao, lên men hạt, phơi khô và dự trữ hạt, thử nghiệm và làm sạch hạt, rang hạt, cán bể và đãi vỏ, lấy nhân hạt, xay nhân hạt thành ca cao nhão. Sau đó, nếu làm sô-cô-la, cần phối trộn, nghiền mịn tối đa, ổn định nhiệt, đổ khuôn, cuối cùng là đóng gói. Còn nếu sản xuất bột ca cao, từ ca cao nhão ép thành bánh, sau đó xay mịn, sàng lọc thành bột ca cao và đóng gói.

Cũng không ít lần ông muốn từ bỏ sự nghiệp với sô-cô-la, bởi tự hỏi rằng, vì sao phải mang thân già làm những việc chưa biết kết quả ra sao, không ai giúp đỡ. Nhưng rồi, ra đường la hét cho đến khi hết bực dọc, ông lại quay về tìm cách giải quyết... Cứ như thế, đến nay thương hiệu Kimmy’s Chocolate đã tồn tại hơn 6 tháng trên thị trường. Dù sản lượng cũng như kênh phân phối còn hạn chế, nhưng ít nhất, ông cũng cho người dân tại đây biết rằng, ca cao là nguyên liệu làm ra sô-cô-la, chứ không phải một nguyên liệu xa xỉ nào khác.



Theo ông Bùi Durassamy, sô-cô-la ngon phải đảm bảo 3 yếu tố: không thêm bất cứ nguyên phụ liệu gì ngoài sô-cô-la (ngoại trừ sữa và đường); khi đưa vào miệng, sô-cô-la phải tự tan, lưỡi cảm nhận được sự mịn màng; khi bẻ từng thanh phải nghe tiếng tách.

Là người thuần về sản xuất, ông Bùi sẽ còn cần nhiều sự trợ giúp về kinh doanh để  mỗi ngày, 100 kg sô-cô-la thành phẩm có thể tiêu thụ hết.

Minh Trang tổng hợp


Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×