Phó Bí Thư đoàn khởi nghiệp từ nghề nuôi Dúi

Thứ hai, 29/07/2019

Dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình nuôi dúi, nhưng Lê Đức Lâm (25 tuổi, xã Ia Le, huyện Chư Pưh; Gia Lai) vẫn không từ bỏ đam mê của mình. Nhờ sự cố gắng, kiên trì học hỏi, Lâm đã thành công trong việc nuôi dúi và mang về cho gia đình thu nhập từ 10-12 triệu một tháng.
Dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình nuôi dúi, nhưng Lê Đức Lâm (25 tuổi, xã Ia Le, huyện Chư Pưh; Gia Lai) vẫn không từ bỏ đam mê của mình. Nhờ sự cố gắng, kiên trì học hỏi, Lâm đã thành công trong việc nuôi dúi và mang về cho gia đình thu nhập từ 10-12 triệu một tháng.

Nói về cơ duyên khi đến với nghề nuôi Dúi, Lâm cho biết, niềm đam mê ấy xuất phát từ niềm đam mê với các loài động vật. Qua tìm hiểu, Lâm biết đến Dúi và quyết định mua giống này về nuôi thử nghiệm.

“Thật ra, đây là nghề tay trái của mình thôi còn mình đang làm Phó Bí tĐoàn xã Ia Le (Chư Pưh, Gia Lai). Về ý tưởng nuôi Dúi xuất phát từ niềm yêu thích các loại động vật. Qua tìm hiểu, mình đã quyết định mua mấy cặp giống về nuôi thử. Trước đây, mình chỉ nuôi cho vui chứ không có ý định kinh doanh. Nhưng sau này, nhiều người hỏi mua và nhận thấy giá trị kinh tế cao của Dúi nên mình quyết định mở trại buôn bán cặp giống và cung cấp thịt Dúi cho những người có nhu cầu tại nhà,…”, Lâm chia sẻ.
Nhấn để phóng to ảnhhLLlấn để phóng to ảnh

Để đến với thành công như hiện tại, bước đầu nuôi Dúi
, Lâm cũng gặp nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm lỗ mấy chục triệu đồng trong quá trình thử nghiệm. Nhưng không từ bỏ đam mê, Lâm quyết định “ôm nợ” tiếp tục khởi nghiệp.

Chia sẻ về những khó khăn, những thất bại của những lần đầu rót vốn thử nghiệm một loài động vật mà mình chưa hề có kinh nghiệm chăn nuôi, Lâm bộc bạch: “Năm 2015, mình bỏ gần 20 triệu để mua 11 con giống về nuôi thử nghiệm, tuy nhiên, vì chưa có kinh nghiệm trong khâu chọn giống nên mua phải loại Dúi rừng nên Dúi chết gần 80%, chỉ còn lại vài con. Sau đó, mình đã bỏ thời gian tìm hiểu kĩ hơn về các loại Dúi, rồi liên hệ nhờ những người có kinh nghiệm chỉ chỗ bán đúng giống để tránh trường hợp như lần nuôi trước…”.

Sau khi nuôi thử nghiệm, Lâm bắt đầu nhập thêm nhiều cặp giống mới để nuôi với quy mô lớn hơn. Bắt đầu từ đây đã có nhiều khách hàng tìm đến để hỏi mua con giống và thịt.

Từ 10 con giống ban đầu, Lâm đã nhân rộng giống lên tới 200-300 con và từ đây, Lâm quyết định xây dựng chuồng trại quy mô hơn và quảng bá trên mạng xã hội Facebook.


Lâm đang kiểm tra trọng lượng của Dúi

Để có kinh nghiệm, Lâm đã tham gia giao lưu với những người có kinh nghiệm nuôi Dúi để chia sẻ với nhau. Đồng thời, chàng trai này cũng học hỏi thêm trên mạng Internet và áp dụng vào thực tế rồi đúc kết thêm kinh nghiệm cho chính mình.

Hiện tại, chuồng của Lâm đang duy trì được 100 con mẹ sinh sản, từ 1,8kg- 2kg, Khi Dúi được hơn 1 kg sẽ cho xuất thịt hoặc cho phối giống. Tại chuồng, Lâm hiện có 200- 300 con Dúi, bao gồm cả Dúi giống, Dúi thịt và Dúi con.

Với số lượng này, Lâm cung cấp cho rất nhiều tỉnh thành trên cả nước. Cứ một cặp giống bán với giá từ 1-1.200.000 đồng, còn Dúi thịt gần 500.000đ/kg, mỗi tháng Lâm thu về được 10-12 triệu.

Chia sẻ về định hướng trong tương lai, Lâm cho biết sẽ phát triển mô hình chuồng trại với quy mô lớn hơn và mở thêm 1 chuồng trại tại TP.Pleiku để phục vụ nhu cầu nuôi và dùng thịt của người dân, nhất là trong thời kì các loại cây công nghiệp đều đang rớt giá thê thảm, không đủ trang trải cho cuộc sống thì hướng đi này rất tốt, có thể phát triển lâu dài…”.
 
                                                                 Theo Thùy Dung (dantri.com - ĐH)
 
 

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×