Tài năng trẻ
Soái ca miệt vườn thu nhập tiền tỉ mỗi năm nhờ trồng dược liệu
Thứ năm, 28/06/2018

Đang dạy học, anh Vũ Công Định, ở ấp Phú Hòa B, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) - một thầy giáo công nghệ thông tin quyết định “bỏ ngang” về trồng cây dược liệu. Nhờ vậy mà mỗi năm anh thu được hơn 1 tỷ đồng
Đang dạy học, anh Vũ Công Định, ở ấp Phú Hòa B, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) - một thầy giáo công nghệ thông tin quyết định “bỏ ngang” về trồng cây dược liệu. Nhờ vậy mà mỗi năm anh thu được hơn 1 tỷ đồng

Anh Định bên vườn trồng cây đinh lăng mỗi năm cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng
Mối lương duyên tình cờ
Anh Vũ Công Định tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin. Cái duyên đưa anh đến với nghiệp nhà nông và nghề trồng cây dược liệu hết sức tình cờ. Anh kể từ cơ duyên đến với cây đinh lăng, hồi học đại học ở Nam Định, năm 2006 anh bị bệnh sốt cao, người bạn thấy vậy lấy sâm bố chính đưa cho uống khoảng 2 tiếng sau bệnh suy giảm.
Trong người anh có sức, dần khỏe lại, anh suy nghĩ loại dược liệu này trồng có thể phát triển nhiều để phục vụ trị bệnh cho bà con.
Sau đó anh đi săn lùng tìm giống mang về trồng thí nghiệm trước cổng nhà khoảng 200 chậu, thấy cây sinh sôi phát triển nên quyết định nhân rộng. Lúc đó hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà nghèo không có đất đai.

Đinh lăng là 1 trong 2 cây thuốc bổ được chàng kỹ sư trẻ Vũ Công Định trồng.
Bắt đầu từ năm 2008, từ mảnh vườn của gia đình, Vũ Công Định tiến hành nhân giống sâm bố chính. Cứ dần dần, qua năm này tới năm khác, chàng trai trẻ và gia đình mua thêm đất ruộng để trồng sâm bố chính, cây đinh lăng. "Nhớ hồi đầu, mình đã tìm tòi và trồng thử 3 công sâm bố chính. Sau gần 1 năm, mình thu hoạch được 4,5 tấn, bán với giá 300 ngàn/kg...Thấy hiệu quả nên cứ thế mở rộng và làm tiếp...", Vũ Công Định chia sẻ.

Anh Định bên vườn trồng cây đinh lăng, sâm bố chính
Thấy hiệu quả của cây sâm bố chính, anh Vũ Công Định tiếp tục đầu tư thêm 1,5ha, phân nửa trồng đinh lăng, phân nửa trồng sâm bố chính, đồng thời cung cấp cây giống và bao tiêu sản phẩm cho nông dân ở các tỉnh, thành như: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Vĩnh Long, An Giang với 60.000 cây giống mỗi tháng.
Mỗi lần anh Định thu gom trên 3 tấn các loại dược liệu, trong đó chủ yếu là sâm bố chính, đinh lăng, sau đó bán lại cho các công ty ký kết trong nước và Hàn Quốc, Mỹ, mỗi năm anh thu nhập cả tỷ đồng.
Mỗi lần anh Định thu gom trên 3 tấn các loại dược liệu, trong đó chủ yếu là sâm bố chính, đinh lăng, sau đó bán lại cho các công ty ký kết trong nước và Hàn Quốc, Mỹ, mỗi năm anh thu nhập cả tỷ đồng.
Thành quả của sự kiên trì
Anh Định cho biết, cây đinh lăng rất dễ trồng, dễ chăm sóc, kinh phí đầu tư ban đầu ít. Khi trồng chỉ cần bón một ít phân chuồng đã hoai mục và thêm chút phân lân là đủ cho cây phát triển tốt. Hiện đinh lăng được thu mua với giá 45 ngàn đồng/kg gồm thân, lá. Riêng phần củ từ 3 năm trở lên là 200 ngàn đồng/kg. Sâm bố chính có giá 120 ngàn đồng/kg, nhưng cung không đủ cầu.

Anh Định kiểm tra cây giống đinh lăng chuẩn bị giao cho khách hàng
Hiện tại anh phát triển khoảng 2ha tại tỉnh Đồng Tháp, đồng thời chuyển giao giống cho nông dân trồng ở các tỉnh ĐBSCL, sau đó anh đứng ra bao tiêu lại để cung cấp cho các nhà bán thuốc bắc trên cả nước.
Hiện nay, trung bình mỗi năm anh bán thị trường nội địa trên 30 tấn dược liệu các loại và xuất sang Hàn Quốc 10 tấn đinh lăng, gừng đen… Cơ sở anh Định hiện giải quyết công ăn việc làm tại địa phương khoảng 40 lao động, với mức lương từ 4 - 4,5 triệu đồng/tháng.
Hiện nay, trung bình mỗi năm anh bán thị trường nội địa trên 30 tấn dược liệu các loại và xuất sang Hàn Quốc 10 tấn đinh lăng, gừng đen… Cơ sở anh Định hiện giải quyết công ăn việc làm tại địa phương khoảng 40 lao động, với mức lương từ 4 - 4,5 triệu đồng/tháng.
.jpg)
Sâm bố chính tươi thu hoạch từ trang trại của gia đình anh Vũ Công Định
“Sắp tới, tôi dự định mở rộng diện tích lên 5ha trồng cây dược liệu đinh lăng và sâm bố chính. Đồng thời thành lập công ty có đăng ký nhãn hiệu độc quyền sơ chế bao tiêu cây dược liệu sạch, cho bà con nông dân và đóng trà túi lọc đinh lăng với quy mô lớn” anh Định cho biết trên báo Nông nghiệp Việt Nam.
Hiện anh đã giao ước cùng UBND xã Phú Thuận A sẽ cung cấp cây giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho gần 10 hộ dân trong ấp Phú Hòa B với diện tích 2ha trồng đinh lăng và sâm bố chính, đồng thời trực tiếp hướng dẫn bà con cách gieo trồng và chăm sóc.
Ông Đỗ Văn Buôn, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hồng Ngự cho biết, các loại cây dược liệu mang hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân, bởi điều kiện tự nhiên ở địa phương rất thuận lợi phát triển nâng cao thu nhập gấp nhiều lần so với trồng cây ăn trái hay trồng lúa. Trong thời gian tới, địa phương sẽ quy hoạch các vườn tạp ở các xã cù lao, khuyến cáo nông dân chuyển đổi cây trồng phù hợp có thể trồng cây dược liệu.
Long Trang tổng hợp (Theo Dân Việt, Nông nghiệp)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sản xuất axit lactic từ phần hạt mít thải bỏ
- Chàng trai miền Tây thu nhập tiền triệu/ngày nhờ trồng sen bán bông
- Khởi nghiệp OCOP từ tình mẫu tử và hạnh phúc gia đình
- 'Bún ngũ sắc' thắng giải khởi nghiệp nông nghiệp
- Khởi nghiệp từ 4 con heo giống, 8X làm chủ trang trại tiền tỷ
- Khởi nghiệp từ 5 triệu đồng, cô gái Nam Định mua nhà, mua ô tô trước năm 30 tuổi
- 8X cất bằng kỹ sư, liều nuôi chim nhả 'vàng trắng', không ngờ trúng lớn
- Cô giáo 8X khởi nghiệp với xà phòng bồ ngót
- Khởi nghiệp thành công với nghề trồng rau quả hữu cơ ở các buôn làng
- Dự án khởi nghiệp cung cấp người giúp việc gia đình
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận