Thay đổi cây trồng cho bà con vùng biên giới
Thứ tư, 09/12/2020

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và tài năng trẻ Trung ương Đoàn đã tiến hành nghiệm thu mô hình trồng cây gai xanh tại thôn Thanh niên lập nghiệp biên giới xã Ia lốp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và tài năng trẻ Trung ương Đoàn đã tiến hành nghiệm thu mô hình trồng cây gai xanh tại thôn Thanh niên lập nghiệp biên giới xã Ia lốp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

Đại diện Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và tài năng trẻ tại buổi nghiệm thu
Làng Thanh niên lập nghiệp xã Ia Lốp là một trong những dự án của Trung ương Đoàn nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh niên gắn với xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực biên giới. Được triển khai năm 2006, gồm các hạng mục đường giao thông, điện, trường mẫu giáo, tiểu học, 70 giếng khoan, 120 bể chứa nước sạch… và mỗi hộ 20 triệu đồng để làm nhà ở, với tổng kinh phí gần 25 tỷ đồng.
Năm 2010, Trung ương Đoàn bàn giao Tỉnh đoàn Đăk Lăk quản lý. Trong thời gian ngắn, làng Thanh niên đã thu hút 120 cặp vợ chồng trẻ từ các huyện trong tỉnh, chủ yếu đồng bào DTTS tình nguyện đến đây khởi nghiệp, tạo lập cuộc sống mới. Mỗi gia đình được cấp 1 sào đất ở, 1,5ha đất sản xuất, được hỗ trợ vay vốn, giống, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt.
Mô hình trồng 1.5 ha Gai xanh (Rami) AP1, thay thế diện tích đất trồng ngô tại thôn. Đây là loại cây ít bị sâu bệnh, không mất nhiều công chăm sóc, sau khi trồng khoảng 3 tháng là được thu hoạch và không phải trồng lại, sau 55-60 ngày có thể thu hoạch đợt tiếp theo. Đặc biệt, Gai xanh (Rami) AP1 không làm đất bạc màu, lá cây có thể tận dụng làm phân bón giúp đất tơi xốp hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều loại cây trồng khác.

Diện tích 1.5h trồng Gai xanh
Trung bình thu hơn 3 tấn sợi/01 đợt, kinh phí thu được trên 120 triệu đồng. Nếu so với trồng ngô trên cùng diện tích trên thì cây gai xanh cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Thu hoạch cây gai xanh cũng đơn giản, chỉ việc chặt sát gốc, thân cây cho vào máy tuốt lấy vỏ sau đó đem phơi và được doanh nghiệp vào tận nơi thu mua. Trồng gai xanh vất vả năm đầu, những năm tiếp theo chỉ cần bón phân và làm cỏ, một năm thu gần 6 tấn vỏ khô, thu nhập gần 240 triệu đồng.

Thực nghiệm tuốt vỏ cây gai xanh
Việc đầu tư xây dựng mô hình trồng Gai xanh (Rami) AP1 nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình tại Thôn thanh niên lập nghiệp biên giới xã Ia Lốp, với mục đích chuyển đổi cây trồng từ cây hoa màu ngắn ngày sản phẩm kinh tế thấp, phụ thuộc thiên nhiên; chuyển sang trồng cây công nghiệp áp dụng công nghệ cao đem lại chuỗi sản phẩm giá trị cao, áp dụng KHKT vào sản xuất, giải phóng sức lao động của con người; mạng lại kinh tế cao, cải thiện đời sống của hộ dân, góp phần với chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo tại Thôn thanh niên lập nghiệp biên giới xã Ia Lốp huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk.

Đại diện Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và tài năng trẻ tại buổi nghiệm thu
Làng Thanh niên lập nghiệp xã Ia Lốp là một trong những dự án của Trung ương Đoàn nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh niên gắn với xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực biên giới. Được triển khai năm 2006, gồm các hạng mục đường giao thông, điện, trường mẫu giáo, tiểu học, 70 giếng khoan, 120 bể chứa nước sạch… và mỗi hộ 20 triệu đồng để làm nhà ở, với tổng kinh phí gần 25 tỷ đồng.
Năm 2010, Trung ương Đoàn bàn giao Tỉnh đoàn Đăk Lăk quản lý. Trong thời gian ngắn, làng Thanh niên đã thu hút 120 cặp vợ chồng trẻ từ các huyện trong tỉnh, chủ yếu đồng bào DTTS tình nguyện đến đây khởi nghiệp, tạo lập cuộc sống mới. Mỗi gia đình được cấp 1 sào đất ở, 1,5ha đất sản xuất, được hỗ trợ vay vốn, giống, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt.
Mô hình trồng 1.5 ha Gai xanh (Rami) AP1, thay thế diện tích đất trồng ngô tại thôn. Đây là loại cây ít bị sâu bệnh, không mất nhiều công chăm sóc, sau khi trồng khoảng 3 tháng là được thu hoạch và không phải trồng lại, sau 55-60 ngày có thể thu hoạch đợt tiếp theo. Đặc biệt, Gai xanh (Rami) AP1 không làm đất bạc màu, lá cây có thể tận dụng làm phân bón giúp đất tơi xốp hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều loại cây trồng khác.

Diện tích 1.5h trồng Gai xanh
Trung bình thu hơn 3 tấn sợi/01 đợt, kinh phí thu được trên 120 triệu đồng. Nếu so với trồng ngô trên cùng diện tích trên thì cây gai xanh cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Thu hoạch cây gai xanh cũng đơn giản, chỉ việc chặt sát gốc, thân cây cho vào máy tuốt lấy vỏ sau đó đem phơi và được doanh nghiệp vào tận nơi thu mua. Trồng gai xanh vất vả năm đầu, những năm tiếp theo chỉ cần bón phân và làm cỏ, một năm thu gần 6 tấn vỏ khô, thu nhập gần 240 triệu đồng.

Thực nghiệm tuốt vỏ cây gai xanh
Việc đầu tư xây dựng mô hình trồng Gai xanh (Rami) AP1 nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình tại Thôn thanh niên lập nghiệp biên giới xã Ia Lốp, với mục đích chuyển đổi cây trồng từ cây hoa màu ngắn ngày sản phẩm kinh tế thấp, phụ thuộc thiên nhiên; chuyển sang trồng cây công nghiệp áp dụng công nghệ cao đem lại chuỗi sản phẩm giá trị cao, áp dụng KHKT vào sản xuất, giải phóng sức lao động của con người; mạng lại kinh tế cao, cải thiện đời sống của hộ dân, góp phần với chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo tại Thôn thanh niên lập nghiệp biên giới xã Ia Lốp huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk.
Tỉnh đoàn Đắk Lắk (TL)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Công nghệ lò hơi tầng sôi giải bài toán chất thải ngành giấy
- Nhà khoa học Việt làm thiết bị quan trắc không khí di động
- Thông báo kết quả xét chọn mô hình ứng dụng khoa học công nghệ năm 2022
- Kết nối, trao đổi giải pháp phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tại các dự án làng TNLN
- Cử nhân nuôi heo ky làm giàu
- Vườn dưa hấu vàng ruột đỏ thu hút bạn trẻ đến 'check-in'
- Thầy trò vùng cao sáng chế máy "biến" tỏi trắng thành tỏi đen giá trị
- Cô gái 9X nuôi lươn sạch thu lãi nửa tỉ đồng mỗi năm
- 9X Ninh Thuận khởi nghiệp với giống ngô "lạ", cho năng suất cao
- Tiết kiệm hàng chục tỷ đồng nhờ làm chủ công nghệ sản xuất hạt giống
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận